Tự hào hòn đảo mang tên người anh hùng
30 Tháng Mười 2021 7:22 CH GMT+7
Đó là đảo Phan Vinh, một trong những hòn đảo có vị trí quan trọng trong vành đai thế trận quốc phòng ở Trường Sa.

Đảo Phan Vinh nằm ở tọa độ 8058’ vĩ Bắc, 113041’ kinh Đông, cách bãi Tốc Tan 12 hải lý về phía tây, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 430 hải lý và cách cảng Cam Ranh 300 hải lý về phía đông.

Tự hào hòn đảo mang tên người anh hùng

Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh.

Kiên cường giữa biển khơi

Lần đầu tiên tôi vinh dự được đặt chân lên hòn đảo này là năm 2007. Lúc ấy, hòn đảo nhỏ này còn thiếu nhiều thứ từ nước ngọt, rau xanh đến điện thắp sáng… Còn hiện nay, cũng như nhiều đảo khác ở quần đảo Trường Sa, đảo Phan Vinh đã thay đổi rất nhiều. Cây cối xanh tươi. Nhà ở của bộ đội khang trang. Hệ thống phong điện, năng lượng mặt trời đã được lắp đặt đủ cung cấp cho mọi hoạt động trên đảo. Các trạm thu tín hiệu vệ tinh, truyền hình, sóng điện thoại được phủ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho bộ đội. Đây cũng là địa chỉ tin cậy của ngư dân các tỉnh Nam - Ngãi - Bình - Phú - Khánh… khi vươn khơi bám biển.

Trước đây, hòn đảo này có tên gọi là Hòn Sập. Tháng 5/1978, trong một lần đi kiểm tra công tác tại đây, đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, đã đề nghị đổi tên Hòn Sập thành Phan Vinh.

Trải qua thời gian, trước muôn trùng bão tố, đảo Phan Vinh luôn kiên cường, hiên ngang giữa biển khơi. Tiếp bước cha anh, cán bộ chiến sĩ trên đảo luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ canh biển, canh trời của quê hương và là điểm tựa vững vàng trước biển của ngư dân. Thượng tá Tiên Quang Sự, Chính trị viên đảo Phan Vinh, cho biết: Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu, cán bộ chiến sĩ trên đảo còn làm tốt công tác dân vận, hướng dẫn giúp đỡ hàng trăm lượt tàu thuyền và ngư dân tránh trú bão, kịp thời phẫu thuật, cấp cứu nhiều trường hợp ngư dân bị bệnh. Đảo nhiều lần được công nhận đơn vị Quyết thắng; nhiều tập thể, cá nhân được nhận bằng khen, giấy khen của Bộ Tổng tham mưu, Quân chủng Hải quân do có thành tích xuất sắc trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Trạm ra đa thuộc Trung đoàn 292, Sư đoàn 377 đứng chân trên đảo cũng hoàn thành xuất sắc vai trò phòng không, không quân và được ví như “mắt biển canh trời” ở đảo Phan Vinh.

Người thuyền trưởng anh hùng

Hòn đảo mang tên Phan Vinh thì nhiều người biết. Nhưng chiến công hiển hách và sự hy sinh oanh liệt của người thuyền trưởng tàu Không số mang số hiệu C235 Nguyễn Phan Vinh mà hòn đảo được mang tên thì có lẽ chưa được kể nhiều.

Tự hào hòn đảo mang tên người anh hùng

Bên cột mốc chủ quyền trên đảo Phan Vinh. Ảnh: XUÂN HIẾU

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh, nguyên thuyền trưởng con tàu mang số hiệu 41, đoàn tàu Không số 759, cho biết: Nguyễn Phan Vinh sinh năm 1933, là người Điện Bàn - Quảng Nam, nhập ngũ tháng 7/1954, hy sinh vào một ngày rất đặc biệt: 29/2/1968 trong chuyến chở hàng và vũ khí trên tàu Không số vào chi viện cho miền Nam tại bến Ninh Phước - Hòn Hèo (Ninh Hòa, Khánh Hòa).

“Ngày ấy ba đứa chúng tôi gồm Trần Phong, Hồ Đắc Thạnh, Nguyễn Phan Vinh là ba sĩ quan trẻ của Quân chủng Hải quân cùng về Đoàn 759 - tiền thân của Đoàn 125 Hải quân ngày nay. Mỗi đứa xuống một tàu: Phong tàu 55, Vinh tàu 235, còn tôi tàu 41. Vì công việc nên ít có thời gian gặp nhau đủ bộ ba”, Anh hùng Hồ Đắc Thạnh nhớ lại. Nguyễn Phan Vinh chuyên môn giỏi và bản lĩnh cao. Anh sống hết mình với bạn bè nhưng trong công việc thì rất nghiêm khắc. Anh đã đi 11 chuyến tàu chở vũ khí vào Nam với cương vị thuyền phó, rồi thuyền trưởng. Vinh là con út trong một gia đình cách mạng có 9 anh chị em, gọi theo thứ là Mười Vinh. Từ khi vào quân ngũ đến lúc hy sinh, Vinh chưa một lần về thăm nhà và vẫn còn độc thân. Nhiều lần gia đình bắn tin, gọi về cưới vợ, anh bảo “đi tàu Không số là cảm tử quân rồi, lấy vợ làm gì cho khổ người ta”…

Để phục vụ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam vào xuân Mậu Thân 1968, tàu 235 do Vinh làm thuyền trưởng được giao nhiệm vụ chở hàng chi viện vào bến Ninh Phước - Hòn Hèo.

Tối 29/2, tàu 235 đến ngang vùng biển Nha Trang rồi chuyển hướng vào bờ. Phát hiện tàu ta, địch huy động 7 tàu chiến là HQ12 Ngọc hồi, HQ617 và 5 tàu khác của Duyên đoàn 25 bao vây với ý định bắt sống tàu ta. Biết đã bị lộ, Vinh bình tĩnh cho tàu lách tránh lọt qua đội hình tàu địch vào bến Ninh Phước thả hàng. Tàu địch khép kín vòng vây, chúng ra lệnh cho các tàu đều bật đèn sáng, tàu không có đèn là tàu “ma”. Vinh bình tĩnh cho tàu chạy ven bờ xuống Ninh Vân nhằm mục đích giữ bí mật nơi thả hàng. Tàu địch đuổi theo, nã đạn xối xả vào tàu 235. Chúng còn điều máy bay đến thả pháo sáng và bắn rốc két. 235 là tàu được lắp hai máy, tốc độ tối đa 24 hải lý/giờ. Trên tàu trang bị hai khẩu 14 ly 5 hai nòng, một DKZ và một số loại vũ khí khác.

Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra ác liệt. Toàn bộ hỏa lực trên tàu từ 14 ly 5, DKZ tập trung bắn trả tàu địch làm một chiếc bốc cháy nên chúng cũng không dám tiến đến gần. Có lúc Vinh định phá vòng vây cho tàu ra khơi để dễ cơ động đánh trả nhưng không được vì hệ thống lái bị đạn địch bắn hỏng. Trên tàu nhiều người bị thương, 5 đồng chí đã hy sinh. Vinh cũng bị thương ở đầu nhưng anh tự băng bó và tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Tay cầm khẩu AK47, anh hô lớn: “Chúng ta sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng trên con tàu này. Chuẩn bị phương án hai!” (Phương án hai là phá vòng vây, dùng tốc độ cao của tàu 235 lao vào quân cảng của địch ở Nha Trang cho nổ tàu phá cảng, hoặc lao vào tàu địch cho nổ bộc phá).

Nhận thấy khả năng không giữ được tàu nên Vinh tổ chức cho anh em dìu nhau lên bờ, còn anh và thợ máy Thứ chuẩn bị các loại kíp nổ, định giờ 30 phút điểm hỏa rồi mới rời tàu bơi vào bờ. Vì không liên lạc được với số thủy thủ lên bờ trước nên Vinh và Thứ đã chốt lại ở một hố bom. Bằng sức mạnh căm thù và lòng dũng cảm, với số súng đạn ít ỏi trong tay, hai anh chống trả quyết liệt, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Đến khi sức cùng, lực kiệt, đạn hết… các anh đã anh dũng hy sinh.

Nguyễn Phan Vinh hy sinh khi vừa tròn 35 tuổi. Năm 1970, anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tên tuổi Nguyễn Phan Vinh sống mãi trong lòng Tổ quốc như hòn đảo mang tên anh.

Theo petrotimes.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.