Hải trình đặc biệt tới Trường Sa
06 Tháng Năm 2012 9:21 SA GMT+7
Sau 2 ngày lênh đênh trên biển, trước mắt chúng tôi ngày càng rõ rệt một dải đất nằm giữa mênh mông sóng nước, trong lòng ai nấy đều xúc động. Tàu HQ-571 buông neo, thả xuồng máy đưa chúng tôi xuống thăm Song Tử Tây - một trong 3 xã đảo lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Cảm xúc khó tả

Suốt chặng đường từ đất liền ra tới xã đảo Song Tử Tây, chúng tôi có dịp chứng kiến sự xúc động của bà con kiều bào và các chức sắc tôn giáo ra thăm Trường Sa lần này...

Đôi mắt luôn hướng về phía trước, hai tay không rời mạn tàu, chốc chốc cô Bùi Thị Lan Minh (cán bộ hưu trí ở Thủ đô Hà Nội) lại bước nhanh qua khoang lái tàu, hỏi lớn: "Khoảng bao lâu nữa tới nơi, các chú ơi”. Những lúc ấy, từ bên trong lại vọng ra giọng trả lời dí dỏm: "Còn vài sải bay của hải âu nữa là tới cô ạ”. "Ô, vậy là sắp tới rồi chú nhở!”. Tự nhủ thêm cho chắc chắn, cô Minh trở lại chỗ khi nãy đứng đợi. Một số kiều bào tập trung gần đó nghe các thủy thủ đùa, tưởng thật đứng ngóng hoài, ngóng mãi, rồi thỉnh thoảng lại ngước nhìn vào phía khoang lái,...

Phía trong tàu, khoảng mấy chục người vẫn nán lại, chưa vội vã kéo lên boong. Đại tá, Nhà báo Bùi Ngọc Nội nhìn nhóm phóng viên trẻ chúng tôi một cách tò mò. Ông hỏi thăm từng người, đa số lần đầu ra công tác tại Trường Sa. "Tớ may mắn ra đây công tác với nhiều đoàn rồi, nhưng đi với kiều bào thì rõ là lần đầu tiên và cảm xúc rất mới mẻ” - ông bảo với chúng tôi. Ở một nhóm khác, kiều bào đến từ các nước cũng tán chuyện rôm rả. Trung Quân (kiều bào tại Mỹ) không giấu khỏi xúc động cho biết: ông có hai may mắn lớn trong đời: Một là lần đầu tiên được vinh dự ra Trường Sa với tư cách là đại diện cho kiều bào tại Mỹ; kế đến là việc ông được tham gia chuyến hải trình với sứ mệnh đặc biệt: là sứ giả thông tin cho hàng triệu kiều bào đang học tập và sinh sống ở hải ngoại nhưng không có điều kiện về nước dịp này,... "Ở bên (Hoa Kỳ - PV), một số kiều bào còn chưa hiểu đúng lắm đâu, mà chung quy cũng vì bà con mình ít có điều kiện về nước thực tế. Bản thân mình và một số anh em thì có điều kiện về nước thường xuyên hơn, vì vậy mà tụi mình xác định trách nhiệm nặng nề lắm” - Trung Quân chia sẻ.

Theo chân "người vẽ hành trình”

Trong chuyến hải trình về cột mốc chủ quyền trên biển của Tổ quốc, có một vị khách đặc biệt, mà hầu như mỗi thành viên trong đoàn đều biết. Anh là Etcetera Nguyen – Kiều bào ở phố Garden Grove, bang California, đồng thời là họa sĩ, Tổng thư ký một tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại.

Etcetera Nguyen là một kiều bào đặc biệt, 
anh chọn cách cảm nhận về Trường Sa qua các tranh tự vẽ
Ảnh: HỒNG PHÚC
 

Etcetera Nguyen ít nói, dáng người đậm và người ta dễ nhận ra anh trong đám đông bởi bộ ria mép được cắt tỉa gọn gẽ. Anh thường chọn một vị trí cố định để tác nghiệp trong suốt thời gian diễn ra hoạt động trên các đảo và giao lưu trên tàu.

Anh sử dụng một hộp bút chì, một cuốn sách, nhưng tuyệt nhiên anh không dùng tới cục tẩy. Etcetera vẽ nhanh, anh lướt nhẹ trên khổ giấy A4 và bao giờ cũng kết thúc bằng các nét đậm để hoàn thành bản thảo. Ban đầu chúng tôi rất tò mò, vì hầu như Etcetera dành toàn bộ thời gian cho vẽ, ngay cả khi đang quay phim hoặc chụp ảnh. "Có vẻ anh thích thú với công việc này” - chúng tôi chủ động bắt chuyện. "Ồ, mời các bạn ngồi chơi”. Đáp lời và vẫn là nụ cười rất tươi, Etcetera chìa chúng tôi xem những bức vẽ vừa hoàn thành. Tay anh lật từng trang giấy, hoạt bát và nhã nhặn. Anh kể với chúng tôi về những sản phẩm vừa được phác thảo. Bức đầu tiên là hình ảnh một sĩ quan hải quân Việt Nam đang đứng trong tư thế nghiêm, nhưng ánh mắt thì nhìn về một hướng xác định. Etcetera bảo đó là một sĩ quan trong đội hình tiễn Đoàn công tác Trường Sa tại cảng Cát Lái. "Tôi bị thu hút vì trong mắt anh ta có một ngọn lửa” - Etcetera chia sẻ.

Trong bộ tranh vẽ ngẫu nhiên của Etcetera, chúng tôi cũng đặc biệt thích thú một số bức vẽ tại buổi giao lưu với anh chị em Văn công Quân khu 7 vào tối hôm Đoàn rời khỏi Sài Gòn. Anh tâm sự rằng, khí khái của người lính Hải quân Việt Nam thật đặc biệt, và đó là ấn tượng thu hút anh một cách mê hoặc. "Họ có nhiệm vụ thật gian khó, nhưng sự hi sinh thì bao giờ cũng thầm lặng” - Etcetera nói, ánh mắt vẫn nhìn chăm chú một sĩ quan Hải quân đang say sưa thể hiện ca khúc "Gần lắm Trường Sa”,...

Chúng tôi ngầm hiểu những gì mà Etcetera nói, bởi mỗi thành viên trong Đoàn đều dễ dàng nhận ra nước da rắn rỏi, giọng nói thanh, cao và khí phách phi thường của những người lính Hải quân trong suốt thời gian lênh đênh trên biển và vào thăm các đảo, bãi đá hay nhà giàn. Họ còn là những anh bộ đội Cụ Hồ làm nhiệm vụ kết nối đôi bờ: đất liền và đảo thiêng của dân tộc.

Theo chân "người vẽ hành trình”, chúng tôi càng xúc động, hồi hộp về những ngày sắp tới, khi chúng tôi đặt chân lên những đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn - Nơi hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ hải quân ta đang ngày đêm canh giữ biển, trời, hải đảo biên cương của Tổ quốc.

(Daidoanket)

THÀNH LUÂN
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.