Chung nhịp đập với biển đảo quê hương
30 Tháng Năm 2022 7:37 CH GMT+7
Đoàn công tác của thành phố Hà Nội vừa kết thúc chuyến thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa và cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Đây là năm thứ 12, thành phố Hà Nội tổ chức các đoàn công tác thăm và làm việc tại nơi tuyến đầu sóng gió Trường Sa.

Vượt qua gần 1.100 hải lý, đoàn công tác thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn làm Trưởng đoàn đã đến chín đảo, điểm đảo và Nhà giàn DK1/17 Phúc Tần, mang theo tình cảm và những món quà ý nghĩa của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô dành tặng những người con đang ngày đêm canh giữ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nhân dịp này, Đoàn công tác đã cắt băng khánh thành công trình Nhà văn hóa đa năng tại đảo Núi Le B.

Đoàn công tác thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa. (Ảnh THANH THỦY)

Đây là công trình khởi công từ tháng 10/2020, được xây dựng từ những chắt chiu, dành dụm của cán bộ, nhân dân Thủ đô cho Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”. Các công trình phụ trợ như cầu nối giữa các nhà, hệ thống pin năng lượng mặt trời, bể dự trữ nước ngọt, vườn rau..., góp phần làm thay đổi diện mạo của đảo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ; đồng thời là nơi tiếp tế, hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, khai thác thủy, hải sản xa bờ, phối hợp nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển khu vực quần đảo Trường Sa.

Tiếp nối các hoạt động hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao điều kiện làm việc, sinh hoạt, học tập của quân và dân trên các đảo, trong chuyến công tác này, thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Tư lệnh Hải quân khởi công công trình Nhà văn hóa đa năng trên đảo Đá Đông C. Đây là công trình thứ 10 của Thủ đô dành tặng quân và dân trên quần đảo Trường Sa, với tổng kinh phí khoảng 40 tỷ đồng.

Ghi nhận và trân trọng những tình cảm của Đảng bộ, chính quyền quân và dân Thủ đô Hà Nội dành cho Trường Sa, Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân khẳng định: Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước ủng hộ cả về vật chất và tinh thần đối với quân và dân huyện đảo Trường Sa nói riêng và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nói chung trên Biển Đông. Hà Nội đã đóng góp, hỗ trợ nhiều dự án, công trình ý nghĩa cho biển đảo quê hương.

Từ năm 2009 đến nay, Thủ đô hỗ trợ xây dựng chín công trình cùng nhiều trang, thiết bị trị giá hơn 400 tỷ đồng. Những hỗ trợ này không chỉ mang giá trị vật chất to lớn, mà còn là những hành động thiết thực thể hiện tình cảm, niềm tin của Hà Nội với vùng biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc...

Trong chuyến đi này, các đơn vị của Hà Nội cũng đã mang tới Trường Sa những món quà vô cùng ý nghĩa. Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC trao tặng quân dân các đảo 10 tủ cấp đông, 10 chiếc ti-vi và 10 bộ dàn karaoke. Các quận, huyện Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Oai, Hoài Đức cũng mang ra Trường Sa những đặc sản của quê hương như chè sen, kẹo lạc, ô mai, bánh chưng… Đặc biệt, trước chuyến công tác, Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Thư gửi nơi đảo xa” đến cô và trò các trường tiểu học tại Hà Nội. Hơn 200 bức thư, bưu thiếp, tranh vẽ, bài thơ tiêu biểu, đầy ắp tình cảm thương mến, tin yêu, tự hào của các bạn nhỏ Thủ đô được lựa chọn, gửi đến cán bộ, chiến sĩ và thầy trò nơi đảo xa.

Còn ngay tại Thủ đô Hà Nội, các hoạt động ủng hộ, tiếp nhận Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” đã và đang được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đẩy mạnh. Chỉ 10 ngày sau khi phát động, Quỹ đã vận động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân Thủ đô quyên góp được hơn 25 tỷ đồng.

Theo nhandan.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.