Những bông hoa trên sóng Trường Sa
Friday, June 17, 2022 8:32 PM GMT+7
Ở đất liền nghỉ về Trường Sa, tôi luôn cho rằng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ở đó chỉ có bàng vuông, nhàu, phong ba, bão táp, mù u… bởi chỉ những loại cây đó mới chịu đựng được nắng, gió biển khơi. Tuy nhiên, khi đặt chân đến những hòn đảo xinh đẹp trên quần đảo Trường Sa, khái niệm ấy không còn bởi Trường Sa vẫn có những sắc hoa hương đồng cỏ nội thật gần gũi và thân quen như ở nhà.

Những ngày tháng 5, thời điểm quần đảo Trường Sa lặng gió, chúng tôi đến đảo Sinh Tồn. Giữa cái nắng hanh hao pha chút mặn chát của biển khơi, hòn đảo rộng lớn được phủ kín bởi màu xanh ngắt của những tán bàng vuông, phong ba... và thỉnh thoảng được tô điểm bởi những sắc màu đỏ, tím, vàng, hồng của những đóa hoa sứ, hoa mào gà, hoa trang… nhỏ xinh lung linh khoe sắc. Hai bên con đường trải dài từ cầu cảng đi vào đến Sở Chỉ huy cũng được những bông hoa giấy đủ màu đỏ, vàng, trắng kết thành từng chùm đung đưa theo gió như vẫy chào đoàn khách từ đất liền ra thăm.

Tuyệt vời phong lan Đà Lạt vươn mình giữa gió mặn ở quần đảo Trường Sa

Chiến sĩ đảo Trường Sa lớn chăm sóc hoa lan.

Qua lời kể của cán bộ, chiến sĩ, khí hậu ở đảo Sinh Tồn vô cùng khắc nghiệt, mùa khô nắng nóng kéo dài, mùa mưa thì giông bão liên tục. Thổ nhưỡng trên đảo chỉ có cát và san hô nên để có những chậu hoa đẹp như vậy, các anh phải làm vườn theo hình lục giác, đặt ở nơi kín gió, thường xuyên di chuyển các chậu hoa để tránh hơi nước biển mặn và chăm tưới hàng ngày để hoa luôn tươi tốt. Đây cũng được coi là một nhiệm vụ quan trọng đối với chiến sĩ.

Trên đường lên tàu rời đảo, chúng tôi bắt gặp tốp chiến sĩ đang cắt tỉa, tạo dáng cho những cây xanh, hoa giấy và phong lan. Tiếng kéo lách cách hòa với tiếng sóng biển dạt dào và tiếng cười đùa làm nhộn nhịp cả một góc sân. Ngừng tay kéo, lau vội những giọt mồ hôi trên trán, chiến sĩ Nguyễn Văn Hậu khoe: “Trước khi nhập ngũ, ở nhà tôi đã từng trồng cây cảnh. Ra đây, được chỉ huy đảo tin tưởng giao nhiệm vụ làm đội trưởng đội chăm sóc cây xanh. Chúng tôi luôn coi cây xanh như những người bạn thân sau giờ huấn luyện; cắt tỉa cây cảnh giúp thư giãn và cảm thấy gần gũi với cuộc sống quê nhà, từ đó thêm gắn bó với biển, đảo hơn. Tôi rất vui vì đã góp một phần công sức để xây dựng cảnh quan, môi trường của đảo thêm sạch, đẹp”.

Tương tự, khi đặt chân lên đảo Đá Thị, nhiều người cũng không khỏi bất ngờ khi bắt gặp những giò hoa phong lan treo trên cửa sổ đang đua nhau khoe sắc. Sở dĩ nhiều người bất ngờ là do chúng ta vẫn nghĩ rằng hoa lan được ví như thiếu nữ đài các, đỏng đảnh, khó chiều, xứ sở tồn tại của hoa lan thường là ở đất liền, khu vực rừng núi, hoặc cùng lắm là ở các đảo ven bờ chứ không thể nào sinh trưởng ở một nơi đậm đặc vị mặn muối biển.

Hỏi chuyện, chúng tôi mới biết những chậu lan ấy hầu hết đều do Hiệp hội Hoa Đà Lạt và các đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng mang ra đảo tặng cán bộ, chiến sĩ cách đây 3-5 năm. Trước khi đưa hoa phong lan ra đảo, họ đã thử nghiệm nhiều lần để nhân giống thành công các dòng phong lan tương thích với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ở quần đảo Trường Sa. Khi tới đảo, dưới bàn tay khéo léo cùng tình yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, cán bộ, chiến sĩ trên đảo Đá Thị đã giúp những giò phong lan ấy mỗi ngày thêm khỏe chồi, xanh lá, vững vàng trước sóng dữ trùng khơi.

Vừa nhẹ nhàng tưới tắm cho từng giò lan, chiến sĩ trẻ Đặng Văn Chiến, đảo Đá Thị vừa vui vẻ tâm sự: “Muốn có được những giỏ lan đẹp, người chăm sóc phải thực sự yêu hoa. Mỗi khi có gió mùa hay bão, anh em đều mang các giò lan về cất trong phòng để tránh gió… Nhờ chăm sóc cẩn thận nên hoa lan đã sống và nở hoa được 3-4 lần”.

Không riêng gì đảo Sinh Tồn, Đá Thị, hầu hết các đảo, điểm đảo mà chúng tôi được ghé thăm trong chuyến công tác ở quần đảo Trường Sa giữa tháng 5/2022, đâu đâu cũng có thể bắt gặp nhiều loài hoa độc đáo, đẹp và vững chãi trước sóng gió như: hoa sứ, hoa giấy, hoa mào gà, hoa mười giờ, hoa vạn thọ… Mỗi cây một hình dáng, một dạng đơm hoa kết trái khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là kiên cường chịu đựng được sự khắc nghiệt của nắng, gió giữa trùng khơi biển cả như những người cán bộ, chiến sĩ nơi đây.

Hoa ở Trường Sa được cán bộ, chiến sĩ trồng và chăm sóc cũng rất sáng tạo. Các loại cây, loại hoa được trồng trong chậu, sắp xếp ngay ngắn, có gắn biển “Vườn hoa thanh niên”. Vườn hoa cũng không cố định một vị trí mà là những “vườn hoa di động”, khi cần sẽ được di chuyển đến các vị trí khác nhau theo từng mùa để tránh sóng và gió biển.

Mùa hoa đẹp nhất ở các đảo thường vào đầu mùa hè, khi hoa sứ, hoa giấy, hoa mào gà, hoa mười giờ, hoa vạn thọ… khoe sắc rực rỡ trong nắng vàng. Cũng như ở trong đất liền, các đơn vị, gia đình ở quần đảo Trường Sa đều có hoa ở trước cửa nhà, ở ven hàng rào, ở trong các ô vuông xây gạch ốp lát cẩn thận. Những bông hoa nở rộ khoe sắc làm cho thiên nhiên vốn khắc nghiệt, khô cứng nơi đây trở nên mềm mại và chan hòa hơi thở của sự sống.

Tạm biệt Trường Sa, trong điện thoại hay trong máy ảnh của chúng tôi đều đầy ắp những bức ảnh cây, cỏ, hoa, lá. Đó như một minh chứng cho khát vọng sống mãnh liệt trước khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết nắng gió, cũng như người chiến sĩ Trường Sa bất chấp khó khăn gian khổ hiểm nguy, vẫn yêu đời thiết tha, vững vàng tay súng, canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Theo baobariavungtau.com.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.