Hạnh phúc bình dị của người thầy ở Trường Sa
05 Tháng Bảy 2022 8:26 CH GMT+7
GD&TĐ - Học sinh ở đảo Song Tử Tây rất ngoan và ham học. Đặc biệt, các em yêu quý thầy giáo như người thân trong gia đình, bởi vậy không có khoảng cách thầy - trò. Những tình cảm đó là động lực giúp giáo viên vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt của khí hậu, quên đi nỗi nhớ nhà và dồn tâm huyết cho công việc.

Không còn cách biệt

Sinh ra trong gia đình nghèo ở Khánh Hòa, từ nhỏ thầy Nguyễn Hữu Phú - giáo viên Trường Tiểu học Song Tử Tây (xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) luôn ham học và ước mơ trở thành một nhà giáo. Vì gia đình khó khăn, tốt nghiệp THPT, thầy Phú phải dừng việc học đi làm thuê để mưu sinh. Thế nhưng, chàng trai trẻ vẫn quyết tâm đến với giảng đường để thực hiện ước mơ chưa thành.

Thầy Nguyễn Hữu Phú cùng học trò trong giờ học. Ảnh: NVCC

Thầy Nguyễn Hữu Phú cùng học trò trong giờ học. Ảnh: NVCC

10 năm đi làm, tích lũy được một số tiền, thầy quyết định ôn tập, thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Năm 2013, nhận bằng tốt nghiệp, thầy về quê xin làm giáo viên, đồng thời viết đơn xin tình nguyện ra đảo Trường Sa dạy học.

“Năm 2018, tôi nhận quyết định ra xã đảo công tác. Ngày đầu tiên đặt chân lên đảo đã cảm nhận khí hậu khắc nghiệt nhưng được các chiến sĩ bộ đội, người dân và học sinh đón tiếp vô cùng tận tình nên không có cảm giác mệt mỏi. Tôi cảm giác như được về ngôi nhà của mình vậy”, thầy Phú nhớ lại.

Trường Tiểu học Song Tử Tây có hai giáo viên, do đó các thầy phải dạy lớp ghép từ mẫu giáo cho đến lớp 5. Để có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh và tạo hứng thú trong từng giờ dạy, thầy Phú cùng đồng nghiệp tập trung nghiên cứu giáo án, tài liệu cũng như chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả.

Cuộc sống trên đảo tiền tiêu còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, nói về công tác giáo dục, thầy Phú bật mí: “Chưa từng dạy lớp ghép nên mỗi buổi lên lớp, tôi ưu tiên hướng dẫn dạy cho trẻ mẫu giáo trước. Đến khi em đã ổn định, tôi bắt đầu dạy trò lớp lớn. Nhiều bé mới 2-3 tuổi cũng được chúng tôi đón đến trường học để các con làm quen với trường lớp, thầy cô”.

Khí hậu trên đảo khắc nghiệt nên sách vở, đồ dùng học tập, máy tính, máy chiếu rất nhanh hỏng. Nhưng những khó khăn đó chưa thấm gì so với mùa bão đến. Thầy Phú kể: Mỗi lần bão đến, phụ huynh lại đưa con đến gửi thầy. Lúc đó, thầy và trò đưa nhau lên tầng hai thư viện của trường để trú. Nhiều cơn bão ập đến khiến cây đổ, mái nhà bếp bị tốc, không thể nấu ăn. Học sinh vừa đói, vừa sợ, khóc đòi về nhà với bố mẹ. Để trấn an học sinh, thầy Phú kể chuyện, dạy hát để các em quên đi nỗi sợ. Nhiều phụ huynh vẫn nói vui, các thầy giáo cũng là cô giáo mầm non kiêm bảo mẫu.

Hạnh phúc bình dị của người thầy ở Trường Sa  ảnh 1

Học sinh Trường Tiểu học Song Tử Tây tham gia biểu diễn văn nghệ đón giao thừa. Ảnh: NVCC

Bốn năm gắn bó với học sinh nơi đây, sự cách biệt giữa thầy trò không còn, thay vào đó là tình cảm thân thiết như người trong gia đình.

Thầy Phú nhớ lại: “Một lần thấy chùm hoa đại mới nở đẹp quá, tôi đứng lại ngắm. Vô tình học trò chứng kiến, các em đã phân công một bạn thức để trông, rồi hôm sau hái tặng thầy. Hôm sau, cầm chùm hoa trong tay và nghe các em kể lại câu chuyện, tôi không cầm được nước mắt. Hạnh phúc của nhà giáo bình dị nhưng giúp tôi yêu nghề hơn”.

Dụng cụ học tập làm từ vỏ ốc, san hô

Thầy Nguyễn Bá Ngọc cũng là giáo viên đăng ký tình nguyện ra huyện đảo Trường Sa để dạy học. Thầy được phân công cùng thầy Phú về Trường Tiểu học Song Tử Tây công tác. Bốn năm gắn bó, thầy Ngọc đã biến những khó khăn, khắc nghiệt ở đây thành động lực bám trường, bám lớp, đồng hành cùng học sinh.

Theo thầy Ngọc, dạy học ở huyện đảo có rất nhiều sự khác biệt, không giống như trong giáo trình được dạy ở trường sư phạm. Hai thầy thường xuyên phải trao đổi và nghiên cứu làm đồ dùng học tập phù hợp với điều kiện khí hậu biển đảo, mô hình dạy lớp ghép với học sinh nhiều độ tuổi khác nhau.

Hạnh phúc bình dị của người thầy ở Trường Sa  ảnh 2

Thầy Nguyễn Bá Ngọc và thầy Nguyễn Hữu Phú (ở giữa hàng sau) tại buổi lễ tổng kết năm học. Ảnh: NVCC

Thời tiết khắc nghiệt, do đó, mỗi quyển sách, cuốn vở, đồ dùng học tập đều được thầy trò nơi đây nâng niu, gìn giữ. “Học xong, chúng tôi gói trong túi bóng và cất lên cao đề phòng nước biển bốc hơi dính vào sẽ hư hỏng. Quyển sách nào không may bị hỏng, chúng tôi lại lật lại từng trang kiểm tra, trang nào chưa hỏng sẽ cắt ra, sau này tái sử dụng”, thầy Ngọc kể.

Trường tiểu học Song Tử Tây được ngành GD-ĐT cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học nhưng do khí hậu khắc nghiệt nên nhanh hỏng.

“Nhiều lần, chúng tôi cần nghiên cứu tài liệu để giảng dạy nhưng không có Internet, hay tài liệu bị hỏng không còn thông tin nên phải gọi điện vào đất liền để hỏi đồng nghiệp. Nhiều lúc gọi điện nhưng sóng yếu, thông tin bị gián đoạn. Những lúc như vậy cảm thấy rất áp lực, mệt mỏi nhưng nhìn thấy nụ cười của học trò, cả hai thầy lại động viên nhau cố gắng. Cuối cùng, hai thầy lại tự mày mò, nghiên cứu để tìm hướng giải quyết”, thầy Ngọc cho hay.

Để đồ dùng học tập cho học sinh đa dạng, thầy Ngọc và thầy Phú đã tận dụng những vật liệu có sẵn như lá cây, san hô, vỏ sò, vỏ ốc, đá làm đồ dùng học tập phục vụ giảng dạy. Đối với hoạt động ngoại khóa, các thầy ưu tiên chủ đề biển đảo để tuyên truyền giảng dạy cho học sinh của mình…

Trung tuần tháng 6 vừa qua, thầy Nguyễn Hữu Phú phải trở về đất liền chữa bệnh và thực hiện phẫu thuật mắt ở Bệnh viện Quân đội 108. Hay tin, TS. Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã kịp thời đến thăm hỏi, động viên thầy Nguyễn Hữu Phú. TS Nguyễn Ngọc Ân cho biết: “Thầy cô đang công tác tại vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo luôn được Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đặc biệt quan tâm. Những gì các thầy đang cống hiến đều được Nhà nước ghi nhận, được cộng đồng khâm phục, dõi theo và ủng hộ”.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.