Chở nặng “lộc biển” từ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa
07 Tháng Ba 2023 8:21 CH GMT+7
Biên phòng - Trở về sau chuyến biển xuyên Tết ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, hàng chục tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi cập cảng, mang theo hàng trăm tấn hải sản, thu về hàng tỉ đồng.

Tàu về, chở cá đầy khoang

Những ngày này, tại cảng cá Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) và Tịnh Hòa (xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) nhộn nhịp tàu cá cập bờ bán hải sản sau chuyến vươn khơi xuyên Tết. Trên bến dưới thuyền râm ran tiếng nói cười, ngã giá bán - mua.

Bám biển xuyên Tết, ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt được cá ngừ đại dương lên đến hơn 30kg/con. Ảnh: Văn Tánh

Đánh lái cho con tàu cập cảng cá Tịnh Hòa, ngư dân Huỳnh Định (trú tại xã Phổ An, thị xã Đức Phổ), thuyền trưởng tàu cá QNg 98308 TS phấn khởi cho biết, sau gần một tháng bám biển xuyên Tết ở ngư trường Hoàng Sa, ông cùng 10 thuyền viên đánh bắt đầy 4 khoang thuyền. Trở về đất liền đón Tết muộn, nhưng niềm vui thì ngập tràn hơn cả sắc Xuân.

“Chuyến biển xuyên Tết này, tôi đánh bắt được gần 20 tấn cá các loại. Trong đó, có 40 con cá ngừ đại dương, mỗi con từ nặng từ 20-40kg, 1 tấn cá thu và một số loại cá khác. Nhiều nhất vẫn là cá ngừ sọc dưa, loại cá này ước chừng cũng khoảng 10 tấn. Trước khi chạy vào đây bán, tôi có điện thoại cho chủ nậu khảo sát giá. Phiên biển này, trừ hao hụt, tổn phí, chắc cũng còn lời được 300 triệu đồng. Tiền công chia cho bạn thuyền, mỗi người được khoảng 15-20 triệu đồng” - ông Định bộc bạch. Cũng theo ông Định, ngư dân chấp nhận không ăn Tết cùng gia đình để bám biển, được bội thu như thế này thì đón Tết muộn cũng cảm thấy vui và ấm áp.

Cách cảng Tịnh Hòa chừng vài ki lô mét, hàng chục con tàu đánh bắt cá chuồn từ ngư trường Trường Sa nối đuôi nhau cập cảng cá Sa Kỳ. Sau phiên biển đánh bắt xuyên Tết ở vùng biển xa, con tàu nào trở về bờ cũng chở cá đầy khoang. Thoáng nhìn nét mặt của bà con ngư dân là biết ngay họ trúng đậm cá chuồn. Cá chuồn ở vùng biển Trường Sa, con nào cũng căng tròn, xanh mướt và óng ánh màu hy vọng. Anh Bùi Duy Tân, thuyền trưởng, kiêm chủ tàu QNg 90892 TS (trú tại xã Bình Châu) cho hay, cả năm đánh bắt, lênh đênh trên biển, vui buồn đều thấm thía, nhưng cảm giác chờ đợi nhất vẫn là chuyến biển ngược Tết ra Trường Sa.

Gác lại niềm vui đoàn tụ bên gia đình, ngư dân đón Tết giữa trùng khơi. Mong ước của họ trong ngày đầu năm mới không chỉ là tôm cá đầy khoang, mà có cả sự bình yên cho các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của quê hương, đất nước. Trời đất, thiên nhiên không phụ lòng người, chuyến biển đặc biệt này, tàu thuyền nào cũng được biển mẹ vun đắp đầy ắp cá tôm. Ngư dân Tân thổ lộ: “Sau gần một tháng lênh đênh trên ngư trường Trường Sa, tàu cá của tôi đánh bắt được hơn 7 tấn cá chuồn cồ. Đầu Xuân, năm mới, tàu chưa về đến cảng Sa Kỳ, nhưng thương lái đã đặt mua. Giá cá chuồn dao động từ 50.000-90.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, tôi cũng lãi được vài trăm triệu đồng”.

Không chỉ những tàu công suất lớn đạp sóng vươn khơi xa, mà cả những thuyền khai thác gần bờ của ngư dân Quảng Ngãi cũng được nhận lộc từ biển ngay trong phiên đánh bắt đầu năm. Sau một đêm vươn khơi đánh bắt bằng nghề pha xúc, ngư dân Võ Thanh Thái, ở xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi đưa tàu về cập cảng, mang theo 7 tấn cá cơm. Đầu năm, giá hải sản vẫn còn ở mức cao, nên trừ hết tổn phí, anh thu được khoảng 80 triệu đồng. Anh Thái vui mừng cho biết: “Một đêm, tôi đánh lưới 3 lần, lần đầu được 4 tấn, hai lần sau được 3 tấn. So với mọi năm thì đầu năm nay, mình làm quá là đạt”.

Đầu năm mới, song các cảng cá trên địa bàn xã Bình Châu đã đầy ắp cá cơm. Bà con hối hả đưa sản phẩm khai thác lên bờ bán cho thương lái và tiếp tục nạp nhiên liệu, lương thực để ra biển tiếp tục đánh bắt trong những ngày Xuân mới. Nhiều ngư phủ cho biết, mùa tháng Giêng năm nay, cá cơm kéo về các vùng biển Quảng Ngãi chỉ cách bờ chừng 5 đến 6 hải lý. Nhiều tàu đánh bắt ở khu vực đảo Lý Sơn qua một đêm vây lưới đã kéo được 7 đến 8 tấn cá cơm tươi. Ngoài chủ tàu được hưởng theo suất đầu tư, thì trừ các khoản chi phí, mỗi bạn thuyền cũng thu được 4 đến 5 triệu đồng.

Chuyện đón Tết trên biển

Những ngư dân vươn khơi và chấp nhận ăn Tết trên biển Hoàng Sa và Trường Sa đều canh cánh bên lòng nỗi nhớ gia đình. Trên những chuyến tàu đánh bắt xa bờ ấy, có những thanh niên tuổi tròn 18, đôi mươi, nhưng cũng có người không đếm được đã bao nhiêu lần ăn Tết trên biển. Những lúc như vậy, các ngư phủ cũng tổ chức ăn Tết trên tàu. Dù không đủ đầy như ở gia đình, nhưng bánh trái, hoa quả và thực phẩm thì không hề thiếu trên mỗi con tàu.

Sau phiên biển xuyên Tết, ngư dân Quảng Ngãi đưa thuyền về cập cảng tấp nập. Ảnh: Văn Tánh

Ngư dân Nguyễn Phú (trú tại xã Bình Châu), thuyền viên trên tàu cá QNg 90892 TS cho hay: Hơn 10 năm qua, năm nào tôi cũng ăn Tết trên biển. Lúc giao thừa, anh em nghỉ ngơi khoảng vài giờ rồi mở Icom nghe người thân từ đất liền chúc Tết. “Những lúc ấy, nỗi nhớ vợ, nhớ con lại ùa về, mắt cũng rơm rớm, vì đã không biết bao năm ăn Tết trên biển, vợ con ở nhà phải tự lo mọi thứ. Những khi yếu lòng như thế, tôi càng phải kìm nén lại và cố gắng làm nhiều hơn nữa” - ngư dân Huỳnh Sang (trú tại xã Phổ An, thị xã Đức Phổ) thổ lộ.

Ngư dân Quảng Ngãi xem ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa là nhà của mình, biển đã ăn sâu trong tiềm thức. Đã là nhà thì ăn Tết ở đâu cũng vậy, họ kiên trì bám ngư trường, khai thác lộc biển. Có biển là có cuộc sống ấm no, con cái được học hành đến nơi đến chốn, dù gặp phải khó khăn gì, họ cũng không hề bỏ biển.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy chia sẻ: “Tôi ở nhà nhớ một, nhưng chồng tôi trên biển thì nhớ mười. Biết vậy, nên vợ chồng cứ động viên nhau vượt qua khó khăn để có cuộc sống tươi sáng hơn. Những món ăn ngày Tết như củ kiệu, bánh chưng, tôi vẫn để phần cho chồng, chờ anh về ăn Tết muộn”.

Biển mặn, mỗi chuyến đi biển là một hành trình nhọc nhằn, hiểm nguy. Tuy vậy, ngư dân Quảng Ngãi vẫn đoàn kết dìu nhau qua nguy nan ngày giông bão và kiên trì bám biển mưu sinh. Họ sẻ chia niềm vui khi tàu cập bến cá đầy khoang. Và như thế, cứ đến Tết là họ cùng nhau ra Trường Sa, Hoàng Sa… ăn Tết.

Ông Nguyễn Văn Mười, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 4.500 tàu cá với hơn 38.000 lao động hành nghề trên biển. Trong số đó, có 62 tàu cá đi biển xuyên Tết, các tàu này chủ yếu khai thác hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Các tàu đi biển xuyên Tết, nhiều tàu trở về đạt hiệu quả đánh bắt rất tốt so với các năm trước, giá cá cũng ổn định nên nhiều ngư dân rất phấn khởi. Trong năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đạt sản lượng khoảng 265.000 tấn.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.