“Trận địa” thúng chai giữa Biển Đông (bài 4)
08 Tháng Ba 2020 8:10 CH GMT+7
Biên phòng - Nghề khai thác mực xà (mực khơi) được xếp vào “ngoại hạng” về sức chịu đựng sóng gió, kiên cường bám trụ 3 tháng liên tục và độ bao phủ rộng khắp vùng biển Việt Nam. Trở thành nghề “độc nhất vô nhị” trên thế giới, chỉ có người dân Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng... mới dùng thúng chai câu mực trong đêm ở giữa đại dương. Nghề khai thác mực xà Đà Nẵng đã bị “xóa sổ” hoàn toàn, còn lại Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nếu như không có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì e rằng, một ngày không xa, nghề khai thác mực xà sẽ biến mất.

Bài 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề câu mực xà

“Tui mới xuất hơn 1 tỉ đồng cho 46 ông bạn mượn ăn Tết Nguyên đán và chi tiêu, tàu đã sửa chữa xong đâu vào đó, ra Tết phải sắm hơn 1 tỉ đồng tiền tổn phí nữa. Tàu nhổ neo ra khơi đã bay tiền vốn trên 2 tỉ đồng cho một chuyến biển. Chi phí lớn như vậy, tàu phải ở lại vùng khơi xa làm từ 2 – 3 tháng mới quay về bờ”.

4p3t_12b

Người dân xã Bình Chánh đầu tư đóng tàu câu mực xà dài gần 30m, giàn phơi mực nới dài khoảng 40m.  Ảnh: Hải Luận

Đây là thông tin của thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Trai, ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tôi hỏi lại: “Mấy nghề khác tiền tổn phí cao lắm cũng chỉ 300 triệu đồng, tàu mực xà sắm cái gì mà nhiều thế?”. Ông Trai cười khà khà giải thích: “Phải bơm 50 tấn dầu đã “ăn” hơn 800 triệu đồng, rồi 300 - 400 triệu đồng tiền tổn khô (lương thực, thực phẩm, nước ngọt...) để nuôi 50 lao động suốt 3 tháng trời. Chuyến biển đầu năm là quan trọng nhất, nếu trời thương kiếm được 30 - 40 tấn mực khô, cả tàu có doanh thu trên dưới 5 tỉ đồng. 

Chủ “chiều” bạn

Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi còn 65 chiếc tàu mực xà, tỉnh Quảng Nam có gần 80 tàu mực xà. Nguồn mực ngoài Biển Đông đang giảm, giá nhiên liệu và các vật tư khác đã tăng khá nhiều so với trước. Chính vì vậy, tàu mực xà hiện nay phải đóng kích cỡ to hơn, công suất máy gần 1.000 mã lực, mang theo 40 - 50 “đô đốc” thúng chai, giàn phơi mực dài xấp xỉ 40m, rộng gần 20m. Nếu tàu nhỏ sử dụng 20 - 25 thúng chai coi như nắm chắc thất bại. Mặt khác, nguồn lao động cho tàu mực xà đang giảm đáng kể, các chủ tàu và thuyền trưởng luôn đưa ra những chính sách hấp dẫn để “chiều” bạn hết cỡ. Vậy nên, trước khi ra khơi, chủ tàu phải cho bạn mượn tiền, người ít cũng 20 triệu đồng/người, trung bình 30 - 40 triệu, nhiều thì cả 100 triệu đồng/người. Tùy theo thỏa thuận và hoàn cảnh để chủ tàu quyết định. Rồi xảy ra tình trạng bạn đã mượn tiền nhưng “xù” không đi biển cho chủ, hoặc nhảy sang tàu khác đi để mượn tiền tiếp.

Hiện nay, ngư dân trên các tàu mực xà ở Quảng Ngãi thường có người nhà xem dự báo thời tiết, rồi gọi điện ra tàu thông báo kỹ lưỡng. Từ đó, họ tự thông báo với nhau từng nhóm tàu khác biết cách tránh né khi có thời tiết xấu để chủ động sản xuất trên biển.

Chủ tàu không có cách “cột chân” bạn đi theo tàu sản xuất suốt cả một năm, thì coi chừng chủ tàu phải bán tàu, bán nhà trả nợ. “Trước Tết Nguyên đán 1 - 2 tháng, phải kiếm đủ và chốt số người đi biển, để bạn lo chuẩn bị mọi thứ; họp thống nhất và đưa vào danh sách hợp đồng, mang đến xã đóng dấu đỏ chứng thực vào. Động tác này chỉ là phụ thôi, cái quan trọng nhất là sự minh bạch của chủ tàu với lao động và dùng kinh tế để gắn bó với nhau. Chẳng hạn, khi bơm dầu đi biển, tôi nhắn tin cho mấy ông bạn xuống chứng kiến, chẳng có ông nào xuống, mấy ông toàn giao cho “tài lọt” (nấu cơm) lo việc” - Thuyền trưởng Trai nêu chi tiết.

Mới đầu, chủ bỏ tiền ra sắm tổn, sau chuyến biển, tàu quay về bờ bán sản phẩm, chủ bắt đầu trừ tiền tổn theo đầu người (trừ “tài lọt”). Sau đó, lao động phải trích lại 17 - 20% lợi nhuận (gọi là sau tổn phí) cho chủ tàu. Số còn lại lao động hưởng, người nào làm giỏi có thu nhập từ 100 – 200 triệu đồng/chuyến biển, trung bình 80 - 100 triệu đồng. Thuyền trưởng Trai tính toán: “Chuyến đầu tiên phải bơm dầu đầy các hầm chứa, mỗi lao động phải “gánh” khoảng 25 triệu đồng tiền tổn, chuyến thứ hai sẽ “gánh” ít lại, khoảng 10 triệu đồng (dầu chuyến đầu còn dư), đây cũng là cách để “cột chân” họ ở lại với mình. 

“Công nghệ 4.0” trên thúng chai

Trước đây, các lao động nghề câu mực xà hoạt động giữa biển khơi ban đêm giống “như câm”, “như điếc”. Bây giờ, cả chủ tàu và lao động có điều kiện sắm các loại thiết bị để bảo vệ tính mạng của mình. “Muốn đi câu mực, phải tự sắm thúng, bộ đàm, định vị nhận dạng kết nối với tàu mẹ, đèn tín hiệu, bóng điện đặc chủng dẫn dụ mực đến, máy bơm nước đề phòng khi trời mưa to... Mấy ngư dân trẻ còn tải bản đồ định vị tích hợp vào điện thoại di động để xem hướng đi. Ban đêm, tàu mẹ không phải chạy lòng vòng đi xem chừng mấy ông thúng dưới biển. Mấy tháng trước, có người bị lật thúng, họ ôm được cục phao có gắn định vị, người trôi xa cách tàu mẹ mấy chục hải lý, tàu chạy đến đúng vị trí vớt lên. Đi biển về có tiền là phải đầu tư mua sắm thiết bị bảo vệ mạng mình trước đã, đừng hà tiện, nguy hiểm lắm” - “Đô đốc” thúng chai trẻ tuổi Nguyễn Minh Thu, ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tóm tắt đồ nghề của mình.

c5lu_12a

Thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Trai ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Hải Luận

Hiện nay, trên tàu mực xà đã sắm máy lọc nước biển ra nước ngọt, có từ 2 - 3 máy thông tin liên lạc, 1 máy quét định dạng, vừa theo dõi được mấy chục thúng đang hoạt động, vừa phát hiện tàu hàng từ xa đang chạy về hướng chính diện “trận địa” thúng chai. Lập tức thuyền trưởng lên máy thông tin thông báo cho mọi người chú ý theo dõi hướng tàu hàng. “Đô đốc” Thu nêu kinh nghiệm: “Ban đêm ở cách xa, nếu nhìn thấy 2 bóng điện ở 2 bên mạn tàu, như vậy mũi tàu đang đi về đúng hướng thúng của mình. Phải bỏ câu, cố chèo thúng đi lệch ra xa, khi nào nhìn thấy chỉ một bóng điện mới an toàn”. 

Đối với những chiếc tàu đánh cá xa bờ, họ sợ nhất là gió to, đặc biệt áp thấp nhiệt đới và bão sẽ nhấn chìm họ bất cứ lúc nào. Do vậy, cứ 3 giờ chiều, các tàu lên đài canh, nghe thông báo tình hình thời tiết từng vùng biển có sóng gió như thế nào để các tàu chủ động tổ chức sản xuất. Điều này cực kỳ quan trọng đối với tàu cá ngoài biển khơi./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.