Nho biển Trường Sa
03 Tháng Năm 2020 8:43 CH GMT+7
Trường Sa, giữa bốn bề là sóng biển mênh mông, một sắc xanh bao phủ khắp đảo. Xen lẫn giữa những cây phong ba, bàng vuông đầy sức sống là cây tra cao lớn, hiên ngang trước bão tố, mưa biển. Những người lính Trường Sa đã đặt cho cây tra một cái tên thân thương là “cây nho biển”.

Hương vị của biển Trường Sa

Ở tất cả các điểm đảo tại quần đảo Trường Sa, cây bàng vuông, phong ba vốn là biểu tượng đã in sâu trong tâm trí nhiều người. Khi cùng đoàn công tác của hải quân vùng 4 đến với Trường Sa, hầu hết những người lần đầu đến với Trường Sa đều cảm thấy sự vừa lạ mà lại vừa thân thuộc với cây tra, loài cây được trồng phổ biến khắp trên các đảo. Dù ở ngoài bãi cát mặn hay trên những mảng bê tông xám xanh, người ta vẫn thấy cây tra có sức sống mạnh mẽ buông toả bóng mát khắp toàn đảo. Dù nơi đảo xa quanh năm bão táp, muối biển mặn mòi nhưng loài cây này vẫn sinh trưởng, phát triển kiên cường, tạo nên màu xanh thắm đầy sức sống giữa trùng khơi mênh mông. Với những chùm quả sai trĩu, hình dáng giống hệt những chùm nho ở đất liền, nên từ lâu, cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã gọi cây tra với cái tên thân thương là cây nho biển.

nho bien truong sa

Trung tá Nguyễn Văn Quang (Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn) cho biết, không biết từ bao giờ, tại các đảo nổi như: Sinh Tồn, Phan Vinh A… đã xuất hiện cây tra. Loại cây này qua thời gian thử thách đã sinh trưởng, phát triển tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nơi biển đảo.

Thoạt nhìn, cây bàng vuông và cây tra có những nét khá tương đồng. Lá của hai cây khá dầy, cứng cáp và mạnh mẽ. Nhưng thay vì tròn như bàn tay xòe ra mạnh mẽ của cây tra thì cây bàng vuông lá thuôn dài như lưỡi đao cứng cáp. Cây tra ngày càng được trồng phổ biến trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là loài cây tán rộng và cao hơn cây bàng, lá gần giống với lá sen, mịn và không có lông tơ. Phiến lá phía trên có màu xanh, phiến lá phía dưới có màu tím phớt.

Theo lời các cán bộ, chiến sĩ thì lá tra ở trên đảo được xem như một loại rau và có mặt trong bữa ăn hàng ngày. Thứ lá này thường được dùng để ăn kèm với thịt luộc, cá hấp… Đây cũng là nguồn rau xanh quan trọng trên đảo. Nụ hoa tra nhỏ li ti mang màu trắng tinh khôi của biển cả, xen lẫn giữa những tán lá xanh biếc màu trời. Thông thường, chỉ ước chừng 2 tháng, từ những bông hoa nhỏ li ti sẽ cho ra những chùm nho biển xanh biếc, quả to như đầu ngón tay. Bông hoa càng dài thì khi đậu quả càng nhiều, càng lớn, tựa như một chùm nho. Khi còn xanh, quả nho biển ăn có vị chát nhưng lúc chín lại có vị mặn, ngọt, chua rất lạ miệng. Những người lính đảo thường thích hái theo từng chùm thật cẩn thận, chăm chút đến từng ngọn lá, nụ hoa để bày “chùm nho” mang hương vị biển cả ấy trên mâm ngũ quả ngày tết.

Mặc dù sinh trưởng ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu nước ngọt và cơ man nào là bão biển, hơi muối mặn chát. Những cơn bão mang theo nước muối mặn khiến cho từng tán lá dù dầy và cứng cũng bị xoăn lại, cháy khô. Nhưng thật lạ kỳ, cây tra vẫn vươn mình lên giữa nắng, gió, giữa mặn mòi của biển, trong sự chăm sóc tận tâm của những người lính đảo.

Hương vị của tình yêu quê hương đất nước

Đi khắp các hòn đảo nổi trên tuyến hành trình, những phóng viên trẻ như chúng tôi không khỏi ngợp mắt bởi màu xanh ngút ngàn và toả bóng nắng của những gốc cây tra. Vừa thưởng thức một trái “nho biển” chín mọng, chiêu thêm ngụm nước chè chát mà lính đảo vừa pha, nhà báo Mai Thanh Hải vừa kể cho chúng tôi một kỷ niệm nho nhỏ nhưng cũng dễ thương về cây tra.

nho bien truong sa

Cây Tra mà người lính vẫn gọi là "cây nho biển".

“Đó cũng là một lần công tác đến với Trường Sa của tôi từ rất lâu rồi. Lúc đó, cũng ở đảo Phan Vinh, tôi nhìn thấy những cây tra vươn mình mạnh mẽ, rắn rỏi tựa như những người lính đảo. Xen lẫn những màu xanh ngút mắt là từng khóm hoa nhỏ li ti và từng chùm quả chĩu chịt. Tôi có chụp ảnh lại một chùm quả tra đẹp nhất và gửi về cho con gái xem. Khi chưa kịp nói với con thì cháu đã tự reo lên “ôi đây là nho Trường Sa phải không bố?”. Trẻ nhỏ chưa từng một lần đến với Trường Sa cũng cảm nhận được sự thân thương như vậy đấy”.

Y sĩ đảo Sinh Tồn Phùng Văn Hoàn kể lại cho những người khách như chúng tôi nhiều câu chuyện. Nhưng trong bất kì câu chuyện nào của anh cũng đều xuất hiện đâu đó hình bóng của cây cỏ. Bởi lẽ, người Trường Sa yêu cây lắm. Chuyện kể rằng, có người lính trẻ sau một đêm vật lộn với cơn bão để làm nhiệm vụ bảo vệ đảo, sáng ra nhìn thấy cây tra nhỏ anh trồng bị gió bão quật gẫy đã ôm mặt khóc rưng rức vì tiếc thương. Chẳng biết anh chàng lính ấy bằng cách nào mà học được kỹ thuật ghép nối để những cành cây nhỏ ấy chỉ sau thời gian ngắn lại vươn mình lên sức sống mãnh liệt giữa bão tố Trường Sa.

Thiếu nước ngọt và cơ man những khó khăn nối tiếp nhau, nào là bão biển, hơi muối mặn chát là những khó khăn, trở ngại lớn nhất cho cây cối sinh trưởng. Những cơn bão mang theo hơi  muối mặn khiến nhiều loại cây lá dù dày cũng phải cháy quăn lại. Nhưng kì lạ sao, những cây tra vẫn cứ vươn mình rắn rỏi, mạnh mẽ với sự chăm sóc tận tâm của những người lính đảo.

Nếu gặp thời tiết thuận lợi, chỉ khoảng 2 tháng sau khi ra hoa, những “chùm nho biển” xanh mát mắt sẽ dần chín chuyển sang màu tím sậm. Khi ấy, những người chiến sỹ sẽ nhẹ nhàng, khéo léo hái từng chùm xuống mà không làm gãy dù chỉ một cái lá tra non. Những chùm nho đẹp nhất sẽ được bày trên mâm ngũ quả, trên bàn thờ Bác Hồ. Số còn lại có quả chín, quả không sẽ được phơi qua một nắng mang theo cái chất mặn mòi của biển cả cho xuống nước trước khi được đóng vào lọ thuỷ tinh, thêm ít đường kính trắng và đậy nắp thật kín để làm thành món mứt quả tra đặc sản chỉ của riêng người Trường Sa. Chỉ khi nào có khách quý từ đất liền ra, những lọ mứt tra này mới được lính nhà ta mang ra thiết đãi khách. Vị chan chát, ngọt dịu và có cả chút mằn mặn của muối biển từ những quả nho biển này khiến cho bất cứ ai thưởng thức cũng không bao giờ có thể quên được. Chứa đựng trong đó không chỉ là vị của một món ăn lạ mà đó còn đựng cả hương vị của biển cả, của tình yêu quê hương đất nước.

Chính vì vậy, cũng giống như cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra nay được coi như một biểu tượng cho sự mạnh mẽ, kiên cường của những người lính đảo đang ngày đêm vượt qua mọi gian khó, vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Theo phapluatxahoi.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.