Những người “gác trời” nơi đảo xa
Tuesday, May 26, 2020 10:05 PM GMT+7
GiadinhNet - Trên một số đảo ở quần đảo Trường Sa, ngoài lực lượng Hải quân còn có sự hiện diện của các cán bộ, chiến sĩ Trạm Rada thuộc biên chế của Bộ Tư lệnh Phòng Không - Không quân để cùng bảo vệ vùng trời vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Người gác cửa Biển Đông

Trò chuyện với chúng tôi, Đại uý Lê Đình Quân (Trạm phó Trạm rada 11, đặt tại đảo Trường Sa Lớn) cho biết, thời gian này công việc của các trắc thủ Trạm rađa 11, Trung đoàn 292, Sư đoàn 377 (thuộc Quân chủng Phòng không Không quân) vất vả hơn. "Nhiệm vụ của chúng tôi kịp thời phát hiện các vật thể bay trong mọi điều kiện thời tiết, ngày cũng như đêm. Công việc của chúng tôi tính bằng phút bằng giây chứ không phải tính bằng giờ. Dù mệt mỏi, căng thẳng nhưng không được phép chủ quan lơ là, luôn luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu với tinh thần cao nhất", Đại úy Quân nói.

Những người “gác trời” nơi đảo xa - Ảnh 1.

Các trắc thủ bảo quản trang thiết bị sau khi huấn luyện, canh trực. Ảnh: Cao Tuân

Ngồi dưới tán cây bàng vuông bên cạnh cột mốc chủ quyền của Tổ quốc, anh Quân kể về đời lính, về đơn vị, quân chủng của mình. Anh quê ở Bến Tre, trước đây công tác ở Trạm rađa 21 đặt tại đảo Song Tử Tây. Hoàn thành nhiệm vụ, anh lại xin ra đảo Trường Sa Lớn tiếp tục nhiệm vụ của những người bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam. Theo chế độ, mỗi năm đơn vị cấp phép 2 lần nhưng do đặc thù công việc nên trạm luôn duy trì quân số theo quy định, bố trí kíp trực 24/24h.

Theo lời Trạm phó rađa 11, vào dịp Tết, ai cũng muốn được nghỉ phép để về sum họp với gia đình, nhưng nhiệm vụ túc trực bảo vệ vùng trời, vùng biển là trên hết nên có vài suất nghỉ phép, các anh thường nhường cho nhau, ưu tiên cho những người đã lâu chưa có phép hoặc gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, có việc riêng cần giải quyết. Là cán bộ chỉ huy phải gương mẫu nên Tết Canh Tý vừa qua, Đại úy Lê Đình Quân ở lại đơn vị cùng vui xuân đón Tết với cán bộ chiến sĩ trong đơn vị.

Từng công tác ở 17 đảo của Trường Sa, Trung tá Trần Văn Thuấn chia sẻ: Ở các trạm rađa, khí tài phải luôn được đảm bảo kỹ thuật để hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Muối trong gió biển là kẻ thù của linh kiện điện tử. Hệ thống khí tài rađa được bao bọc bảo vệ bằng hai quả cầu composite màu trắng khổng lồ dày 5cm. Trạm ngoài đảo xa, trung đoàn bộ ở trong đất liền, cách đơn vị 360 km. Trạm rađa phải làm việc 24/24h luôn phát huy tối đa tinh thần bộ đội: Tự khắc phục, mày mò nghiên cứu và thay thế bằng các linh kiện khác.

Những người “gác trời” nơi đảo xa - Ảnh 2.

Những người lính Phòng không - Không quân hào hứng kể về chuyện đời, chuyện nghề nơi đảo xa.

"Vất vả nhất là mùa gió bấc, độ ẩm cao, cường độ gió lớn, mang theo lượng muối cao. Qua đêm ngủ dậy, bàn ghế, nhà cửa, thiết bị đều bị một lớp muối bám trắng tinh. Anh em bộ đội chăm sóc khí tài còn hơn cả chăm con mọn. 4h30 sáng người trực đã mở máy kiểm tra, lau chùi. Sáng lau sương, chiều lau bụi. Một tí bụi cũng không được phép để lại", anh Thuấn kể chuyện.

Phía trên đầu là bầu trời Tổ quốc…

Theo chân Trung tá Trần Văn Thuấn, chúng tôi vào đài đang phát sóng. Giữa mùa hè lại trong buồng máy nên hơi nóng phả ra hầm hập. Trong buồng máy khá tối, hai chiến sĩ, một Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp, một Trung sĩ, quân phục chỉnh tề, mồ hôi ướt cả lưng áo đang dán mắt vào màn hình tròn xoay. Tiếng máy nổ chạy ầm ầm. Tôi phải ghé vào tai người lính mang quân hàm trung sĩ hỏi to: "Mỗi phiên các đồng chí trực mấy giờ?"; "Báo cáo: Hai giờ ạ!", chàng trung sĩ cũng phải nói rất to tôi mới nghe được.

Những người “gác trời” nơi đảo xa - Ảnh 3.

Cặp “mắt thần” hiện diện trên điểm chốt canh của Trạm rađa 11 - đảo Trường Sa Lớn.

Câu chuyện trao đổi của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi tiếng chuông trong buồng máy thông báo mục tiêu. Chỉ mấy phút trong buồng máy chật chội, nóng nực, khi trở ra chúng tôi thấy như bị say sóng.

Được chứng kiến một buổi huấn luyện chiến đấu của Trạm rada 11 chúng tôi mới hiểu hết những khó khăn, vất vả của anh em bộ đội rađa. Ai nấy áo ướt đẫm mồ hôi vì nóng, mắt hoa nhòe sau một thời gian tập trung trước màn hình ra đa và từ bóng tối bước ra ánh sáng.

Khác với các lực lượng trên đảo Trường Sa, bộ đội Trạm rađa 11 - Trung đoàn 292 có thời gian làm nhiệm vụ kéo dài liên tục 2 năm, có người còn đến 2 năm rưỡi. Suốt thời gian này, việc liên lạc với gia đình chỉ là thư từ và qua điện thoại. Vì vậy, vào mùa từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm, khi các đoàn trong đất liền ra thăm Trường Sa, những người háo hức đón chờ nhất là bộ đội ra đa. Một trắc thủ tên Khang, đeo quân hàm Thiếu uý ở Trạm rađa 11 khi gặp chúng tôi cứ kéo tay mời về đơn vị chơi. Hỏi điều gì đáng tự hào nhất khi ra Trường Sa nhận nhiệm vụ, chàng thanh niên quê Nam Định nói ngay: "Tình đồng đội, tình quân dân. Sống giữa đảo xa, mọi người đoàn kết như một gia đình thật sự".

"Gần 2 năm công tác ở đảo, tôi nhận ra rằng, càng trong gian khó, xa nhà, xa quê, những người lính càng đoàn kết, yêu thương gắn bó với nhau hơn. Với chúng tôi, đảo là nhà, biển cả là quê hương và phía trên đầu là bầu trời Tổ quốc. Trong bất kỳ thời điểm nào, chúng tôi vẫn duy trì trực canh 24/24 để những cánh sóng ra đa luôn vươn xa góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời, biển đảo của Tổ quốc. Mỗi người thường có một cách nhìn và cách nghĩ khác nhau, nhưng đối với bản thân tôi được làm nhiệm vụ "canh trời" ở hòn đảo giữa trùng khơi của đại dương bao la này là một niềm hạnh phúc, kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời binh nghiệp", Thiếu úy Khang tâm sự.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.