Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Kỹ năng thoát hiểm
22 Tháng Giêng 2021 6:09 CH GMT+7
TP - Hiện nay, ngư dân ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng… thường đánh bắt và thả neo ở các đảo Bom Bay, Bạch Quy, Đá Bắc của quần đảo Hoàng Sa. Những ngư dân bám trụ ở vòng Nguyệt Thiềm (nơi từng diễn ra trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974) để đánh bắt cá là ngư dân làm nghề lặn đêm ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Họ có cách thoát hiểm như thế nào?

HÀNH TRÌNH ÂM

Những ánh nắng vàng rải trên vùng biển Hoàng Sa sắp tắt, thuyền trưởng Hữu trèo lên nóc tàu gắn chiếc vỏ lon nước yến được đục một đầu, sau đó nhét vào một bóng điện nhỏ, gọi là đèn mắt cá. Tôi biết, đêm nay chiếc tàu này sẽ vào sâu hơn trong vòng Nguyệt Thiềm. Bởi đèn mắt cá hội tụ ánh sáng thành một đốm nhỏ trên sàn tàu để ngư dân ướp cá. Khi vào vòng Nguyệt Thiềm, con tàu này sẽ tắt tất cả hệ thống điện, thuyền trưởng Hữu giải thích với tôi, đó là cách đi âm, tức đi không cần ánh sáng dẫn đường.

Vùng đánh cá chuồn gần đảo Duy Mộng bị Trung Quốc đưa tàu 3 sao Chang Le Gong Zhu liên tục chở khách du lịch trái phép ra Hoàng Sa. Ảnh: Văn Chương

Vùng đánh cá chuồn gần đảo Duy Mộng bị Trung Quốc đưa tàu 3 sao Chang Le Gong Zhu liên tục chở khách du lịch trái phép ra Hoàng Sa. Ảnh: Văn Chương

Trước đây, các ngư dân chưa sắm được máy định vị vệ tinh, tàu cá phải hành trình vào vòng Nguyệt Thiềm ban ngày, thuyền trưởng dựa vào kinh nghiệm để thuyền không sa vào bãi cạn. Còn hiện nay, thiết bị hành trình hiển thị rõ kích thước của từng vòng cung đảo, kể cả những rạn san hô bao quanh các hòn đảo này đều thể hiện rõ từng kinh độ, tọa độ. Thuyền trưởng cứ cho tàu đi vào sát đảo và khi máy báo độ sâu hiển thì từ 40 mét thì dừng lại để thả thợ lặn. Mỗi phiên lặn kéo dài khoảng 45 phút, thợ lặn cầm pin, đeo giỏ, ngậm dây hơi, lao xuống nước và đi dạo dưới đáy biển.

Những chiếc tàu được đóng bằng vỏ gỗ, sơn màu xanh nước biển, kích thước không lớn, không sử dụng ánh sáng ngoài boong, vì vậy có thể khó hiển thị trên các màn hình theo dõi của ra đa đối hải. Bên cạnh đó, để phù hợp với một địa bàn đánh bắt quá nguy hiểm, các ngư dân vào vòng Nguyệt Thiềm đã bỏ hẳn nghề lưới, chuyển sang nghề lặn đêm. Vì nếu đánh lưới sẽ lệ thuộc vào vòng lưới, tàu không thể bỏ chạy khi bị săn đuổi.

Thỉnh thoảng tàu tuần tra Trung Quốc tắt hết đèn, khi áp sát tàu cá mới bật đèn pha. Ngư dân lặn đang đi dạo bắt cá dưới đáy biển ở độ sâu vài chục mét phải ngoi lên mặt nước quá nhanh sẽ dễ bị tê bại. Có một số trường hợp, tàu tuần tra Trung Quốc chấp nhận soi đèn để ngư dân ngoi lên từ từ, sau đó mới rượt đuổi ra khỏi vòng Nguyệt Thiềm.

RÓC GÒ CẠN

Ở Quảng Ngãi, những ngư dân chuyên đánh bắt cá trong vòng Nguyệt Thiềm được chia ra làm “2 trường phái”, đó là ngư dân huyện đảo Lý Sơn chuyên làm nghề lặn ngày, còn ngư dân ở xã Bình Châu chuyên làm nghề lặn đêm. Hiện nay, việc vào vòng Nguyệt Thiềm giữa ban ngày gặp nhiều khó khăn, các ngư dân đành phải đánh liều lợi dụng lúc sóng lớn, tàu tuần tra khó rời cảng thì vào vòng cung nguy hiểm này. Câu chuyện vào Nguyệt Thiềm mỗi lúc một khác.

Các ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn khi tiến vào khu vực này lúc sóng lớn thì phải chơi trò ú tim với tàu tuần tra. Tàu cá phải chọn cung đường hẹp, nước cạn ở ven đảo Xà Cừ, vòng qua các đảo Ốc Hoa, Ba Ba, đi sâu vào bãi cát có mực nước cạn, tàu tuần tra khó đi vào. Nếu quan sát từ xa chỉ nhìn thấy chiếc tàu đánh cá giống như những chấm nhỏ vô hại.

Ở trên biển khác với đất liền, để đuổi bắt được một chiếc tàu không phải là chuyện dễ dàng, trừ khi chiếc tàu săn đuổi cố tình sát hại, đâm chìm họ. Các ngư dân làm nghề lặn đêm ở Bình Châu nắm được những yếu điểm này, vì vậy khi đi vào vòng Nguyệt Thiềm mỗi đêm, dù các tàu cá của ngư dân đi trước cảnh báo “nó rình đó, phía Duy Mộng, Xà Cừ, gần cồn cát lòi ra…” thì hầu hết các tàu cá đều không dừng lại. Lúc đó ông thuyền trưởng chỉ tăng sự cảnh giới, liên tục quan sát hai bên. Nếu rơi vào tình huống bị đuổi bắt các ngư dân sẽ róc (cho tàu dựa theo con nước) theo gò cạn.

Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Kỹ năng thoát hiểm - ảnh 1

Trung Quốc cải tạo đảo Đá Hải Sâm thành cảng neo trú bão. Ảnh: Văn Chương

Khi tàu tuần tra tắt tất cả đèn tín hiệu và cũng áp dụng chiến thuật “đi ngầm”, áp sát tàu cá ngư dân để bất ngờ bật đèn bắt tàu, một số thuyền trưởng kịp rút ngư dân lặn lên bắt đầu cho tàu đi sát vào các bãi san hô, nơi có độ sâu chừng 3-4 mét, nổ máy cho tàu chạy rà rà, mặc kệ tàu tuần tra cứ hụ còi, rồi ùn ùn khói lượn lờ phía ngoài. Cuộc đuổi bắt giống chơi trò ú tim này thường khiến lính trên tàu nản chí, bỏ đi, sau khi bắn vài phát pháo hiệu, đạn cháy.

Có những đêm, các ngư dân điện đàm chia sẻ chuyện tàu tuần tra liên tục lượn lờ, thuyền trưởng quyết định thả ca nô thay thuyền mẹ để đi sâu hơn vào lòng chảo của vòng Nguyệt Thiềm. Mỗi tàu cá làm nghề lặn chở theo 2 ca nô. Mỗi ca nô chở 2-3 ngư dân, chạy vòng quanh các đụn cát, đi vào từng ngõ ngách nhỏ. Đứng trên tàu và có thể nhìn thấy các ca nô này từ khoảng cách rất xa. Bởi vì khi các ngư dân mang đèn pin lặn xuống đáy biển, ánh sáng phản chiếu lên mặt nước.

NƠI NÀO NEO TRÚ?

Đảo Quang Hòa là nơi ngày 16/1/1974, tàu HQ 16 (Lý Thường Kiệt) của chính quyền Sài Gòn đưa đoàn công binh củng cố đảo thì phát hiện 2 tàu chiến 402 và 407 của Trung Quốc. Nhìn trên google map, đảo Quang Hòa có hình chữ U. Các ngư dân cho rằng, đảo này bỏ hoang. Tuy nhiên trên các website của Trung Quốc công bố thì trên đảo có một đơn vị nhỏ lính Trung Quốc, cùng với một trạm y tế nằm ở cuối đảo. Vì vậy, nếu ngư dân đánh bắt ở vòng Nguyệt Thiềm bị thương, bị bệnh nặng, phải cấp cứu khẩn cấp có thể điện vào bờ cho Bộ đội biên phòng, nhờ Bộ Ngoại giao can thiệp, đồng thời chở ngư dân vào đây cấp cứu.

Những năm trước đây, khi ngư dân đánh bắt ở trong vòng Nguyệt Thiềm, khi có bão cấp 7, cấp 8 các tàu cá chạy về tránh trú bão ở khu vực đảo Ốc Hoa, Ba Ba. Nhưng hiện nay ngư dân sử dụng tàu có thân vỏ lớn, nên trong thời gian qua, nhiều tàu cá thường chạy vào các đảo Đá Hải Sâm để tránh trú bão.

Ở đảo Đá Hải Sâm, Trung Quốc chỉ cho thuyền đánh cá Việt Nam được vào đảo khi bão giật cấp 11. Còn dưới cấp bão này những con thuyền nhỏ bé bị đuổi hắt ra ngoài. (Còn nữa)

Đảo Đá Hải Sâm có lính Trung Quốc đồn trú, ngư dân gọi tiếng địa phương là đảo Cẩu. Khi chạy vào tránh bão, ngư dân phải treo chiếc áo trên nóc tàu thay cho tín hiệu S.O.S và chỉ có thể vào đảo này khi có bão lớn.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.