“Anh cứ yên tâm hoàn thành nhiệm vụ ở Trường Sa, mọi việc ở nhà đã có vợ lo”
30 Tháng Tư 2021 8:44 CH GMT+7
Đó là lời nhắn gửi đầy yêu thương của chị Nguyễn Thị Ngọc gửi đến chồng là anh Nguyễn Văn Quang, đang công tác tại đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, trong những ngày cả nước cùng hướng về kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng Trường Sa.

Tủi thân khi sinh con 1 mình, nhưng em càng thương chồng khi con ra đời cả năm trời vẫn không biết mặt con

Dù là ngày cuối tuần, nhưng gặp được cô giáo dạy cấp 3, trường THPT Bạch Đằng (Quảng Ninh) Nguyễn Thị Ngọc (1986) không dễ dàng. Ngay khi đang vui vẻ tâm sự với phóng viên, Ngọc lại vội vã bế con, dỗ dành cô bé gần 2 tuổi bất chợt quấy khóc đòi mẹ. Ngọc cười: "Bây giờ em cũng đỡ vất vả hơn rồi, con gái lớn học lớp 4 đã tự lập mọi việc, con gái thứ 2 lúc sinh ra hay đau yếu, đi viện như cơm bữa, thì nay cũng đi mẫu giáo được và ngoan hơn".

Nhân dịp anh Quang về phép, cả nhà cùng chụp ảnh kỷ niệm 10 năm ngày cưới (Ảnh: NVCC)

Quê gốc ở Thái Bình, Ngọc lấy chồng người Thanh Hoá, nhưng hiện tại mái ấm nhỏ của chị lại "đóng đô" ở Quảng Ninh. Quê hương thứ 2 với chị cũng chính là nơi bắt nguồn duyên nợ giữa cô giáo Ngọc và chàng lính hải quân. "Anh ấy là anh trai của cô bạn học cùng lớp Đại học của em. Một lần em về quê bạn chơi, gặp đúng lúc anh Quang về phép. Ngay lần đầu gặp nhau, cả em và anh thấy hợp nhau từ cách nói chuyện, sở thích. Em vốn thích bộ đội từ nhỏ, giờ thấy anh bộ đội chững chạc và điềm đạm, em tin yêu luôn được. Vậy là 2 bên cứ quyến luyến không muốn xa nhau, một đám cưới cũng nhanh như gió chỉ sau ngày gặp mặt chưa đầy 3 tháng. Đó là dịp cuối năm 2010" – Ngọc cười tươi tiết lộ.

Lúc đó anh Quang đang công tác tại Lữ đoàn 147 ở Quảng Ninh. Cưới nhau xong, 2 vợ chồng thuê nhà trọ ở gần đơn vị anh. Năm 2014, anh nhận lệnh đi đảo Trường Sa công tác, khi ấy con gái lớn mới được 16 tháng tuổi. Hơn 1 năm sau anh được về đất liền, nhưng là học 2 năm ở Đà Lạt, chứ không về nhà. Năm 2017, anh học xong thì lại tiếp tục ra đảo Trường Sa nhận nhiệm vụ mới cho đến nay.

Ngọc tâm sự: "Cưới nhau hơn 10 năm, nhưng vợ chồng em chẳng khác gì vợ chồng Ngâu. Vợ chồng em ít gặp lắm, chủ yếu nghe giọng nói của nhau qua điện thoại. Những ngày anh ở đảo, nhiệm vụ chỉ huy đảo không có thời gian nào cố định, nên lúc anh rảnh thì em lại bận đón con, cơm nước, việc nhà, lúc em rảnh thì anh lại bận không thể nghe điện thoại. Muốn nhìn thấy mặt nhau càng khó hơn, vì sóng mạng ở Trường Sa chập chờn, nên chủ yếu vợ chồng em tưởng tượng về nhau để yêu thương thôi".

“Anh cứ yên tâm hoàn thành nhiệm vụ ở Trường Sa, mọi việc ở nhà đã có vợ lo” - Ảnh 1.

Khi con thứ 2 sinh ra được 14 tháng tuổi, anh mới được ôm con gái nhỏ vào lòng lần đầu tiên (Ảnh: NVCC)

Ngọc cho biết: "Vất vả nhất là thời gian em mang bầu con thứ 2, đợt ốm nghén ấy đúng lúc anh Quang đi đảo. Ngay cả lúc sinh con, bà nội ra giúp mẹ con 1 tháng rồi lại về quê. Bố em mất rồi, bà ngoại phải đi làm lo ăn học cho dì ở quê, nên mẹ con em tự vật lộn với cuộc sống mỗi ngày. Lúc sinh con thứ 2 không có chồng bên cạnh, lên bàn đẻ em cũng tủi thân, nước mắt cứ chảy ra, nhưng em lại động viên mình rằng, anh ấy ở đảo xa không được nhìn mặt con lúc mới sinh còn đáng thương hơn nhiều".

Bố vợ mất, anh Quang bận công tác ở đảo xa cũng không thể về chịu tang cha

Sinh con 1 mình, nuôi con thơ cũng 1 mình, ngay cả lúc bố vợ mất dịp cuối năm 2019, anh Quang làm nhiệm vụ ở đảo xa cũng không thể về chịu tang cha. Rồi khi Ngọc sinh con thứ 2 được 14 tháng tuổi, anh Quang mới được về phép gặp mặt con lần đầu tiên. "Em nhớ nhất khoảnh khắc chồng ôm con, sờ tay lên mặt con, rồi run run nắm chân tay của con, em chứng kiến cũng nghẹn ngào lắm" – Ngọc bộc bạch.

Ngọc cho biết, hồi tháng 8 năm ngoái, anh Quang về phép được 1,5 tháng. Anh dành thời gian về thăm cha mẹ nội, ngoại ở quê vài ba ngày, còn lại anh ở bên các con, chăm chút sửa sang nhà cửa giúp vợ. Ngọc kể: "Anh Quang bản lĩnh lắm, can trường lắm, vậy mà lúc tạm biệt vợ con để trở lại đảo, những giọt nước mắt của người lính Trường Sa vẫn không ngừng rơi. Anh cứ ôm chặt 2 con, rồi ôm vợ khóc không thành tiếng, vì biết hàng năm trời hoặc lâu hơn nữa, giây phút ấm áp của hơi ấm gia đình mới trở lại.

"Hơn 10 năm vợ chồng, phải xa chồng biền biệt, nhưng em chưa bao giờ ân hận vì đã chọn anh và làm vợ của bộ đội Trường Sa. Anh không kể nhiều về công việc ở đảo, cũng không bao giờ nói mình khó khăn gì ở ngoài đó, nhưng qua báo đài, em cũng hiểu phần nào những thiếu thốn ở đảo xa. Vợ ở nhà 1 mình nuôi con, chăm lo nội, ngoại 2 bên chu toàn cũng vất vả lắm, nhưng so với chồng, các anh ngoài đảo còn khó khăn hơn rất nhiều lần, quanh năm thiếu thốn tình cảm quê nhà, nên em càng thương yêu anh nhiều hơn" – Ngọc chia sẻ.

Theo phunuvietnam.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.