Ngủ chung với... gà để ra Hoàng Sa
21 Tháng Sáu 2021 8:46 CH GMT+7
TP - “Anh ngủ chỗ nào?”. “À, ngủ ngay chỗ 2 con gà”. Câu trả lời nửa vời của tôi khiến mấy đồng nghiệp tròn xoe mắt và chờ thêm 2-3 từ cuối cùng. Tôi nín thinh và họ tiếp tục hỏi, chứ gà là gà gì? Câu chuyện này cũng là dịp chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp trên biển.

“Anh đi ra khơi, tới Hoàng Sa, Trường Sa nữa không?”, thuyền trưởng trẻ ở cửa biển Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam hỏi tôi và thuyết phục rằng, ra biên 110 (110 độ kinh đông) lần này là êm. Tháng 5 là thời điểm biển đang xuất hiện gió nam, đến tháng 6 là có gió tây nam. Gió nam khiến con tàu có lúc bị bạt ngang trong cuộc hành trình mải miết ra biên 110. Nhưng so với nghề biển thì gió nam vẫn là thời yên ả, nhà báo tha hồ ngắm cảnh, làm thơ.

CTV Lê Văn Chương (áo trắng) trong một chuyến tác nghiệp trên biển. Ảnh: Văn Chương

CTV Lê Văn Chương (áo trắng) trong một chuyến tác nghiệp trên biển. Ảnh: Văn Chương

Nhận lời các ngư dân, tôi lại tiếp tục khăn gói trở lại biển cả và lần này có thêm chiếc máy quay chống rung, chỉ thiếu 2 món flycam và camera quay dưới nước để ghi lại cảnh ngư dân lặn trong vòng lưới vây để đuổi cá. Ra khơi, tôi sẽ quá giang, nhảy từ tàu này sang tàu khác. Kỷ niệm ngày hải chiến Hoàng Sa tới, tôi sẽ có loạt bài cận cảnh trên báo Tiền Phong với tư cách là cộng tác viên.

Con tàu phát ra âm thanh khộc khộc kéo dài suốt cả ngày lẫn đêm khi tiến ra vùng biển xa. Vì biển có gió nam, vậy nên con tàu giống như một người lầm lũi trèo qua những quả đồi thoai thoải, từ sáng tới nửa đêm. Và càng về đêm, những quả đồi dày miên man kia dường như trùng trùng điệp điệp và gần nhau hơn. Mỗi khi mũi tàu báo hiệu ở trên “đỉnh đồi”, chiếc máy Yanmar hơn 800 mã lực giống như một người được xả cơ bắp, tiếng máy dữ dằn hơn. Khi con tàu hụp xuống dưới chân sóng, tiếng máy dường như bị nghẹn lại để chuẩn bị cho một chu kỳ giải phóng sự dồn nén.

Ngư dân đi biển thường nói câu cửa miệng là “đi xe ngồi trước, đi nước ngồi sau”. Có nghĩa là đi xe ô tô trên đường bộ nên ngồi gần ca bin là vị trí ít bị xốc nhất, còn trên tàu cá thì phía sau con tàu là nơi độ chao thấp nhất. Quả thực, khi tàu hành trình, tôi ra đứng trước mũi và cảm thấy chấp chới vì mũi tàu đội sóng lên cao tới gần cả mét khi tàu “bò” qua những ngọn đồi sóng, sau đó lại hụp xuống đến thót tim. Độ cao của mũi tàu khiến tầm quan sát từ vị trí của thuyền trưởng liên tục biến đổi. Đó là mũi tàu nhô cao thì tầm nhìn bằng 0 và chờ khi mũi tàu hạ thấp thì mới quan sát được. Trên đất liền, nếu tầm nhìn như vậy sẽ gặp rắc rối, còn trên biển rộng mênh mông mọi thứ vẫn ổn.

Vị trí êm ái nhất trên con tàu là phía sau ca bin trên tầng 2. Đây cũng là nơi nuôi nhốt 2 chú gà trống để làm vật “hiến tế” trong phiên biển. Lũ gà trống suốt ngày lim dim mắt như bị say sóng. Khi thấy có thêm bạn đồng hành chúng kêu tục tục, mở mắt ra nhiều hơn. Tiếng gà trống gáy giữa biển khơi tạo cảm giác nổi da gà. Bởi vì đó là lúc đang say trong giấc ngủ thì tiếng gà văng vẳng, lúc xa, lúc gần. Một ngư dân tới lay gọi tôi và nói khẽ “tới rồi, cả làng biển mình đang neo và đánh cá, ngoài khơi nhưng giống hệt như trong đất liền”.

Ngủ chung với... gà để ra Hoàng Sa ảnh 1

Những khoảnh khắc đẹp tại quần đảo Hoàng Sa chủ quyền của Việt Nam.

“Ngoài khơi nhưng giống đất liền” mà ngư dân này nói là cả một câu chuyện dài. Vì cứ mỗi buổi sáng tinh mơ, trong máy Icom vang lên tiếng các ngư dân làm nghề đánh lưới ban đêm rằng “anh em thức cả đêm, sáng nay ngủ say, đoàn lưới chuồn thức ban ngày có chuyện gì thì gọi dậy giúp”. Còn đêm xuống, vùng biển khơi rực rỡ ánh đèn của các loại tàu làm nghề lưới rút, mành đèn, câu bủa. Tàu cá đông nhất là Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và ngư dân TP Đà Nẵng.

Trung Quốc vừa ngang nhiên đơn phương tuyên bố cấm biển từ ngày 1/5. Từ tọa độ 110 độ kinh đông trở ra lập tức trở thành xóm chài đoàn kết. Ngư dân địa phương có một quy ước là điều chỉnh Icom về chung một tần số. Các ngư dân sẽ cập nhật thông tin để chia sẻ với nhau. Trong Icom liên tục vang lên tiếng xưng hô “đồng đội ngủ rồi, anh em có gì thì nhắn giúp, qua kênh 9, anh em chú ý, sáng nay anh em ngủ bù, đoàn tàu làm nghề lưới chuồn có tình hình gì thì gọi giúp nhé…”.

Phóng viên đi tác nghiệp trên biển thời gian cũng có những giới hạn nhất định và khó có thể đi xuyên hết chuyến biển kéo dài 25 ngày. Nhưng giải pháp trên được tháo gỡ rất dễ. Chỉ 2-3 ngày sau, tôi dễ dàng được thuyền trưởng ở cửa biển Kỳ Hà a lô để quá giang lên một chiếc thuyền đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Hai tàu cập vào gần nhau, các ngư dân la to “có khách quá giang, qua quay phim bên tàu ngư dân bám biển”.

Trên tàu của ngư dân Quảng Ngãi, không khí đánh bắt khá nhộn nhịp và ngư dân trên chiếc tàu mới vừa hành trình ra khơi tiếp tục nhường chỗ cho tôi được ngủ ở vị trí với 2 chú gà. Các ngư dân trẻ muốn chuyến đi thêm hào hứng, quên đi cảm giác mệt nhọc bằng cách biến con tàu thành con... quán bar. Có nghĩa là cứ vào buổi chiều, chiếc loa nén ở ca bin bắt đầu phát những bản nhạc sàn cực mạnh khiến ánh mắt ngư dân trẻ hiện ra nét mơ màng. “Ngoài biển nhưng như quán cà phê”, vị thuyền trưởng trên tàu cá hỉ hả nói, cười.

Con tàu phát ra tiếng máy hừng hực vì mũi tàu đang vượt gió nam. Cứ sáng sớm, các ngư dân lại thò đầu ra sau ca bin cười khì khì và nói “ngủ ở vị trí đắc địa đó luôn được 2 anh gà trống đánh thức rất đúng giờ”.

Ở ngoài khơi có những cảm giác khác với đất liền. Tiếng gà gáy vào lúc hừng đông luôn tạo ra cảm giác sâu đến mức kinh khủng. Tiếng gà gợi nhớ trong ký ức về làng quê, bao khuôn mặt thân quen. Tôi không thể giải nghĩa được vì sao trong đất liền khi tỉnh dậy giấc chiêm bao chập chờn, bị xóa sạch. Còn ở Hoàng Sa mọi thứ rõ nét như cuốn phim, thậm chí từng khuôn mặt người và nó trở thành nỗi day dứt không thể giải mã nổi.

2 chú gà trống luôn được ưu ái để ở nơi tàu đỡ chao nhất. Chọn giờ, gà được làm để cúng tế tổ tiên, ông bà trên boong tàu. Mâm cúng bao giờ cũng đầy đủ 2 đĩa trầu cau, đĩa bỏng ngô và những sản vật đồng nội.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.