Tàu ngầm Mỹ đã đụng phải gì ở Biển Đông?
08 Tháng Mười 2021 7:57 CH GMT+7
TTO - Cái đã va chạm với tàu ngầm USS Connecticut có thể là xác một con tàu, rạn đá hoặc thậm chí là một tàu ngầm. Trong 20 năm qua, đã có nhiều vụ va chạm giữa tàu ngầm quân sự với tàu dân sự, thậm chí giữa hai tàu ngầm hạt nhân.

Khác với tàu chiến mặt nước, tàu ngầm chỉ có thể quan sát trực quan những gì diễn ra trên mặt biển khi nổi lên hoàn toàn hoặc ở một độ sâu nằm trong độ dài của kính tiềm vọng.

Tàu ngầm Mỹ đã đụng phải gì ở Biển Đông? - Ảnh 1.

USS Connecticut là 1 trong 3 tàu ngầm thuộc lớp Seawolf chạy bằng năng lượng hạt nhân. Con tàu được biên chế cho Hải quân Mỹ năm 1998. Trong ảnh: tàu USS Connecticut được lai dắt khỏi căn cứ ở bang Washington để triển khai đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tháng 5-2021 - Ảnh: US NAVY

Khi lặn xuống, đặc biệt ở những độ sâu lớn, hệ thống sonar trở thành "con mắt" duy nhất của tàu ngầm.

Theo thông báo ngắn gọn của Hạm đội Thái Bình Dương, USS Connecticut "va phải một vật thể khi đang lặn vào chiều 2-10, trong lúc đang hoạt động ở vùng biển quốc tế thuộc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Cho đến thời điểm hiện tại, có một số câu hỏi và thuyết âm mưu liên quan vụ va chạm của tàu ngầm USS Connecticut.

USNI News, một chuyên trang về hải quân các nước, tiết lộ vùng biển xảy ra va chạm là Biển Đông, nơi Trung Quốc đang ra sức xây dựng một mạng lưới khổng lồ các cảm biến và giám sát đáy biển.

"Vật thể" đã va chạm với USS Connecticut là gì vẫn chưa rõ, đó có thể là xác một con tàu, một rạn đá hoặc thậm chí là một tàu ngầm. Nguyên nhân cũng rất đa dạng, có thể là do không thông thạo địa hình đáy biển, hoặc vật va chạm đã đi vào điểm mù của hệ thống sonar.

Dù vụ va chạm xảy ra vào ngày 2-10, mãi đến gần 1 tuần sau phía Mỹ mới thông báo. Ngoài câu hỏi USS Connecticut đã gặp phải "thứ gì" trong lòng biển, còn là câu hỏi điều gì đã xảy ra trong 6 ngày sau va chạm.

Trong lúc chờ giải đáp, hãy cùng nhìn lại một số vụ va chạm tàu ngầm xảy ra trong hơn 20 năm qua.

Cuộc trình diễn thảm họa

Ngày 9-2-2001, chưa đầy 3 tuần sau lễ nhậm chức, Tổng thống George W. Bush đối mặt với rắc rối ngoại giao đầu tiên: USS Greeneville, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles, va chạm với Ehime Maru - một tàu huấn luyện ngư nghiệp của tỉnh Ehime (Nhật Bản).

Tàu ngầm Mỹ đã đụng phải gì ở Biển Đông? - Ảnh 2.

USS Columbus, tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles, thực hiện động tác nổi khẩn cấp khiến mũi con tàu hơn 6.000 tấn nhô lên mặt biển - Ảnh: US NAVY

Con tàu dân sự chìm trong vòng 10 phút sau va chạm, kéo theo chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ dài ngày tiêu tốn hơn 60 triệu USD.

9 người trong số 35 người trên tàu Ehime Maru thiệt mạng trong khi chiếc tàu ngầm chỉ hư hại nhẹ.

Theo tài liệu lưu trữ của Chính phủ Mỹ, Tổng thống Bush đã gọi điện cho thủ tướng Nhật để xin lỗi chỉ 2 ngày sau vụ việc và cam kết "nước Mỹ sẽ làm mọi thứ để tìm kiếm thi thể các nạn nhân".

Một cuộc điều tra lập tức được tiến hành và kéo dài suốt nhiệm kỳ đầu tiên của ông Bush. Kết quả công bố năm 2005 cho thấy đây là do lỗi con người, cụ thể là chỉ huy tàu ngầm Scott Waddle.

Thời điểm xảy ra vụ va chạm, có 16 khách VIP dân sự trên tàu USS Greeneville. Mong muốn cho các vị khách thấy được sức mạnh và khả năng của tàu ngầm hạt nhân, thuyền trưởng Waddle ra lệnh đưa con tàu nổi lên khẩn cấp.

Vì nôn nóng muốn con tàu nổi lên trong thời gian ngắn nhất, Waddle bỏ qua các quy trình an toàn. Vị chỉ huy không nhận ra tàu Ehime Maru, vốn cách đó không xa, đang tiến thẳng về phía tàu ngầm và tai nạn xảy ra là điều tất yếu.

Theo các nhà điều tra, sự có mặt của các vị khách VIP đã khiến thủy thủ đoàn USS Greeneville sao nhãng. Riêng chỉ huy Waddle bị chỉ trích vì không quản lý được nhóm khách dân sự khiến họ cản trở hoạt động của thủy thủ.

Tháng 2-2021, tròn 20 năm sau sự việc, cựu thuyền trưởng Waddle gửi thư xin lỗi gia đình các nạn nhân và tuyên bố "nhận hoàn toàn trách nhiệm".

Tưởng đụng container hóa ra tàu ngầm hạt nhân

Đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4-2-2009, một vụ va chạm đã xảy ra giữa tàu ngầm HMS Vanguard của Anh và tàu ngầm Le Triomphant (Pháp) tại một địa điểm không được tiết lộ trên Đại Tây Dương.

Tàu ngầm Mỹ đã đụng phải gì ở Biển Đông? - Ảnh 3.

HMS Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh - Ảnh: UK NAVY

Cả hai đều là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và mang theo hàng chục tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân.

Theo báo New York Times, xác suất để 2 tàu ngầm đụng nhau tại Đại Tây Dương cực kỳ thấp vì đại dương bao la. Thời điểm va chạm, cả hai tàu đều đang lặn nhưng rất may lò phản ứng hạt nhân và khoang chứa tên lửa không bị hư hại.

Điều đáng nói là người Pháp không nghĩ họ đã đụng phải một tàu ngầm Anh. Trong thông cáo ngày 6-2, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết tàu Le Triomphant đã va chạm với "một vật thể bị chìm do ngấm nước", mô tả vật thể này như một container bị rơi khỏi tàu hàng.

Sự việc chỉ được phát hiện sau khi Pháp gửi thông báo cho hải quân các nước khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Một cuộc điều tra chung được tiến hành ngay sau đó trong lúc các quan chức hai bên cố gắng trấn an dân chúng về hậu quả vụ va chạm.

Theo quy định của NATO, các nước thành viên có trách nhiệm chia sẻ vị trí các tàu ngầm khi chúng ở trạng thái lặn.

Yêu cầu này không áp dụng với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến đạn đạo, vốn là loại mạnh nhất và được xem như công cụ tối thượng để trả đũa trong trường hợp bị tấn công, theo New York Times.

Vụ va chạm gần đây nhất liên quan tàu ngầm quân sự là vào tháng 2-2021, khi tàu ngầm Soryu của Nhật đụng phải tàu chở hàng 51.000 tấn ngay giữa ban ngày. Va chạm giữa tàu ngầm với một tàu quân sự cùng phe cũng không hiếm.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.