Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Đủ loại tàu quấy rối, đe dọa
Friday, June 10, 2022 7:58 PM GMT+7
Do đã xây dựng trái phép 7 căn cứ quân sự trên 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa nên hiện nay phía Trung Quốc đưa nhiều tàu quân sự, tàu khảo sát - nghiên cứu, hải cảnh... xuống hoạt động ở khu vực này.

Những năm 2013 - 2014, một số tàu quân sự Trung Quốc thường trực tại Trường Sa để bảo vệ binh lính đóng quân trên các bãi cạn Châu Viên, Chữ Thập, Vành Khăn, Xu Bi, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Ga Ven (chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ 1988 - 1992). Các tàu này gồm tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ I, II, V (được đưa vào biên chế giai đoạn 1985 - 1989), tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Hồng Tinh, tàu kéo cứu hộ lớp Nam Đà… và một số tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần của phân cục Nam Hải.

Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Đủ loại tàu quấy rối, đe dọa - ảnh 1

Tàu Hải cảnh 5302 và tàu cá dân binh Trung Quốc tại Trường Sa.

Giai đoạn 2014 - 2018, khi phía Trung Quốc cấp tập xây dựng, cải tạo các vị trí chiếm đóng trái phép trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, các tàu chiến mới đưa vào biên chế cũng tăng cường sự hiện diện ở các bãi này, vừa để bảo vệ việc vận chuyển - xây dựng, vừa xua đuổi, răn đe tàu thuyền các quốc gia khác trong khu vực.

Đặc biệt, từ 2018 đến nay, hải quân Trung Quốc đẩy nhanh việc đóng mới, đưa vào biên chế các tàu hiện đại và đều đưa xuống khu vực Trường Sa, theo chủ trương gọi là “làm quen chiến trường”.

Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Đủ loại tàu quấy rối, đe dọa - ảnh 2

Tàu Hải cảnh 46115 của Trung Quốc di chuyển sát điểm đóng quân của bộ đội Lữ đoàn 146 (Vùng 4 hải quân).

Không chỉ các tàu hộ vệ tên lửa, khu trục, tàu pháo…, các loại tàu khác như vận tải đổ bộ, vận tải tổng hợp, tên lửa tấn công nhanh, tuần tiễu săn ngầm của các hạm đội hải quân Trung Quốc cũng kéo xuống Trường Sa, vừa tuần tra vừa huấn luyện đường dài trên biển.

Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Đủ loại tàu quấy rối, đe dọa - ảnh 3

Tàu Hải Dương 4 chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - khảo sát tài nguyên biển (thuộc Cục điều tra địa chất hải dương Quảng Châu, Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc) tại Trường Sa.

Thậm chí có thời điểm các tàu trinh sát điện tử kiểu 815 (AGM/AGI) của hạm đội Đông Hải và Nam Hải còn di chuyển gần các đảo do bộ đội Lữ đoàn 146 (Vùng 4 hải quân) đóng quân để thực hiện các hoạt động tác chiến điện tử, thu thập dữ liệu tình báo cho tác chiến hải quân.

Từ đầu 2020, cùng với việc đưa hàng trăm tàu cá dân binh xuống neo đậu dài ngày ở các bãi cạn không người ở Trường Sa, phía Trung Quốc cũng tăng cường các tàu hải cảnh xuống túc trực, sẵn sàng can thiệp khi các tàu chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Các tàu hải cảnh này cũng liên tục áp tải, bảo vệ các tàu khảo sát dầu khí, nghiên cứu biển xuống khu vực Trường Sa và Biển Đông.

Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Đủ loại tàu quấy rối, đe dọa - ảnh 4

Tàu vận tải tổng hợp số hiệu 908 của hạm đội Nam Hải tại Trường Sa.

“Các loại tàu thuyền Trung Quốc xuống hoặc đi ngang khu vực Trường Sa thường ghé lại các căn cứ được xây dựng trái phép, như: Châu Viên, Xu Bi, Chữ Thập, Vành Khăn. Ở Xu Bi, thời điểm giữa tháng 5.2022, các tàu cá dân binh tập trung lên đến gần 500 chiếc, và đến cuối tháng 5.2022, chúng lại quay trở về những khu vực neo đậu dài ngày quen thuộc như Ba Đầu, Huy Gơ, Ken Nam, Ga Ven, Gạc Ma… Cuối tháng 5, đầu tháng 6.2022, riêng số lượng tàu cá dân binh tại khu vực Ba Đầu - Huy Gơ lên đến gần 200 chiếc”, một cán bộ Kiểm ngư Việt Nam cho biết.

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.