Phương Tây đối phó mối lo từ vũ khí siêu thanh của Nga
Saturday, September 24, 2022 8:17 PM GMT+7
(Dân trí) - Dự án liên hợp đánh chặn siêu thanh HYDEF mới cho thấy những lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ dẫn đầu ở châu Âu nhằm đối phó các mối đe dọa từ Nga.

Các nhà sản xuất tên lửa của Đức và Tây Ban Nha cùng đặt mục tiêu phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa siêu thanh nhằm hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của châu Âu trước các mối lo về hệ thống mới tiên tiến đang nổi lên của Nga.

Phương Tây đối phó mối lo từ vũ khí siêu thanh của Nga - 1

Thử nghiệm hệ thống tên lửa đất đối không IRIS-T (Ảnh: Diehl Defense).

Dự án Hệ thống đánh chặn phòng thủ siêu âm của châu Âu (EU HYDEF) sẽ hoạt động trong 36 tháng với chi phí dự kiến là 110 triệu USD, trong đó Liên minh châu Âu (EU) đóng góp gần 100 triệu USD.

Báo cáo quốc phòng nêu rõ, mục tiêu của chương trình là thực hiện biện pháp đối phó mà cuối cùng có thể tích hợp vào các hệ thống phòng không hiện có để đạt được năng lực cảnh báo sớm, theo dõi và đánh chặn các mối đe dọa trên không hiện tại và trong tương lai, bao gồm cả tên lửa đạn đạo và siêu thanh.

Báo cáo tương tự cũng đề cập, công ty Diehl BGT Defense của Đức sẽ đóng vai trò chỉ đạo kỹ thuật dự án, trong khi Sener Aerospacial Sociedad Anonima của Tây Ban Nha sẽ điều phối nỗ lực này.

Cả hai công ty từng hợp tác chặt chẽ trong dự án IRIS-T, hệ thống phòng thủ đất đối không có tầm bắn xa tối đa 40km, nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác bền chặt của họ.

Diehl sẽ chịu trách nhiệm về kỹ thuật và thiết kế của hệ thống đánh chặn, thiết kế hành trình và mô phỏng hệ thống, hướng dẫn, điều hướng và điều khiển và thiết bị điện tử tín hiệu.

Trong khi đó, Sener sẽ đảm nhận công việc về hệ thống dẫn đường, điều hướng và điều khiển (GNC), cùng với hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị truyền động và điều khiển khí động học.

Trong một tuyên bố, Sener đề cập rằng, dự án "sẽ đưa ra khái niệm, giảm thiểu rủi ro và trình diễn một máy bay đánh chặn hiệu quả có khả năng hoạt động ở các cấp độ bay khác nhau, sẽ bao gồm một hệ thống điều khiển khí động học cải tiến cho khả năng cơ động cao, hệ thống tìm kiếm và cảm biến tiên tiến".

Sener cũng tuyên bố thêm, dự án HYDEF của EU sẽ có sự tham gia của 13 công ty và tổ chức từ 7 quốc gia châu Âu gồm Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Na Uy, Séc, Ba Lan và Thụy Điển.

Cũng theo Sener, dự án EU HYDEF có liên quan đến Dự án Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO) do Pháp dẫn đầu với Hệ thống Giám sát TheatER dựa trên Không gian (TWISTER), nhằm phát triển một hệ thống hoàn chỉnh để chống lại các mối đe dọa siêu âm, thông qua giám sát dựa trên không gian.

Hồi tháng 3, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng vũ khí siêu thanh trong chiến đấu khi bắn tên lửa siêu thanh Kinzhal từ trên không vào một cơ sở lưu trữ vũ khí dưới lòng đất của Ukraine.

Trong một bài báo viết trên trang The Strategist, nhà nghiên cứu cấp cao Azriel Bermant lưu ý, rất khó để tính toán quỹ đạo của một tên lửa có tốc độ cao và cơ động như Kinzhal do tính năng không thể đoán trước.

Tuy nhiên, ông Bermant cho rằng, phe đối thủ vẫn có thể bắn hạ những tên lửa như vậy bằng một tên lửa đánh chặn cơ động tương đương.

Với việc lần đầu tiên Nga sử dụng vũ khí siêu thanh Kinzhal ở Ukraine, các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của NATO, cụ thể là Patriot và Aegis Ashore, hiện có vẻ dễ bị tấn công tương tự.

Theo Asia Times, các hệ thống này có những hạn chế. Patriot gặp các vấn đề về xác định mục tiêu. Hiệu quả của cả Patriot và Aegis Ashore trong việc chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo có quỹ đạo cao cũng rất hạn chế.

Phương Tây đối phó mối lo từ vũ khí siêu thanh của Nga - 2

Một thành viên của Lực lượng Không quân Mỹ đứng gần một khẩu đội tên lửa Patriot tại căn cứ không quân Prince Sultan ở Al-Kharj, Ả-rập Xê-út năm 2020 (Ảnh: AFP).

Những điểm yếu đó có thể buộc các quốc gia châu Âu phải nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có để bảo vệ tốt hơn trước các mối đe dọa vũ khí siêu thanh.

Mối lo của Mỹ

Lầu Năm Góc cũng đang đi theo hướng tương tự.

Tháng trước, Lầu Năm Góc chấm dứt các cuộc thử nghiệm Radar phân biệt tầm xa (LRDR), một hệ thống "hai trong một" có khả năng theo dõi nhiều mối đe dọa trong không gian và xác định đầu đạn từ mồi nhử.

Ngoài hệ thống radar mới này, Lầu Năm Góc có kế hoạch phát triển một hệ thống theo dõi tên lửa vệ tinh 2 tầng mới, nhằm thay đổi cơ bản khái niệm về cảm biến phòng thủ tên lửa trên không gian. Phòng thủ tên lửa trên không gian của Mỹ hiện vẫn chủ yếu dựa vào một số vệ tinh lớn và đắt tiền, vốn đã ở trên quỹ đạo hơn 15 năm qua.

Mỹ đặt mục tiêu thay thế hệ thống kế thừa này bằng một chòm sao vệ tinh 2 tầng hoạt động trong quỹ đạo trái đất thấp (LEO) ở 1.000km và quỹ đạo trái đất trung bình (MEO) ở 10.000- 20.000km, sử dụng các vệ tinh rẻ hơn và được thay thế 5 năm một lần.

Bất chấp những cải tiến mạng lưới cảm biến tên lửa này, nếu không có thiết bị đánh chặn hiệu quả chống lại các mối đe dọa siêu thanh, các nỗ lực của Mỹ cũng không hiệu quả.

Phương Tây đối phó mối lo từ vũ khí siêu thanh của Nga - 3

Những chiếc MiG-31 của Nga được trang bị tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal (Ảnh: AFP)

Theo Asia Times, tỷ lệ thành công của Lực lượng Phòng thủ Từ trên Mặt đất của Mỹ rất thấp, chỉ ở mức 53%. Đánh giá theo bất kỳ biện pháp chiến lược nào, con số này là quá thấp đối với hệ thống phòng thủ duy nhất chống lại các mối đe dọa tên lửa nhắm vào vùng lãnh thổ Mỹ.

Asia Times cũng lưu ý về hiệu quả hạn chế của tên lửa đánh chặn SM-6 Standard của Mỹ trước các mối đe dọa siêu thanh. Theo đó, biến thể mới nhất SM-6 Dual, không hoạt động hiệu quả trong chiến lược chống lại các mục tiêu cơ động bay ở tốc độ siêu thanh.

Một nghiên cứu năm 2021 của Tổ chức tư vấn Istituto Affari Internazionali có trụ sở tại Italy cho thấy, năng lực phòng thủ tên lửa của châu Âu có liên quan về mặt cấu trúc với khả năng răn đe của NATO. Và Mỹ vẫn là nước đi đầu trong việc trang bị các hệ thống tên lửa Aegis và Patriot, vốn là nền tảng cho hệ thống phòng không và tên lửa của NATO.

Nghiên cứu cũng lưu ý, các nước châu Âu đang ngày càng nỗ lực hợp tác hơn nữa về phòng thủ tên lửa thông qua dự án TWISTER.

Mặc dù châu Âu có thể duy trì quyền tự chủ chiến lược nhất định bằng cách theo đuổi các dự án HYDEF và TWISTER, nhưng họ cũng sẽ cần đảm bảo hội nhập với NATO. Ngoài ra, châu Âu còn phải huy động các ngành công nghiệp quốc phòng tập trung vào việc chia sẻ công nghệ và R&D (nghiên cứu và phát triển) tiên tiến trong chiến lược phòng thủ tên lửa.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.