Hai đường ống khí đốt từ Nga sang Đức nghi bị cài thuốc nổ dẫn tới rò rỉ
Wednesday, September 28, 2022 8:29 PM GMT+7
(Dân trí) - Hai đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 chảy từ Nga sang Đức qua biển Baltic dường như bị đặt thuốc nổ dẫn tới rò rỉ nghiêm trọng.

Các nhà khoa học từ Đan Mạch và Thụy Điển ghi nhận các vụ nổ dưới đáy biển gần 2 đường ống Dòng chảy phương Bắc hôm 26/9. Đây là khu vực xảy ra các vụ rò rỉ nghiêm trọng cả 2 đường ống trong cùng một ngày ở các khu vực gần nhau.

Hai đường ống khí đốt từ Nga sang Đức nghi bị cài thuốc nổ dẫn tới rò rỉ - 1

Bong bóng khí từ Dòng chảy phương Bắc 2 rò rỉ lên mặt biển Baltic hôm 27/9 (Ảnh: Bộ Tư lệnh Quốc phòng Đan Mạch).

Giới chuyên gia và chính phủ một số nước hiện đang tin vào giả thuyết 2 đường ống bị phá hoại có chủ đích.

Nhà địa chấn học Bjorn Lund thuộc Trung tâm Địa chấn Quốc gia Thụy Điển (SNSN) nói: "Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là những vụ nổ".

Quân đội Đan Mạch đã đăng tải hình ảnh chụp từ trên không về các vết rò rỉ, cho thấy các vùng rộng lớn sủi bọt lên trên mặt nước. Đan Mạch nói rằng, Dòng chảy phương Bắc 1 bị rò rỉ 2 lỗ ở phía đông bắc đảo Bornholm của nước này, trong khi Dòng chảy phương Bắc 2 bị hư hỏng ở phía nam Dueodde, một bãi biển nằm ở cực nam của hòn đảo.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) cho biết: "Các dấu hiệu thu được không giống như động đất đã xảy ra. Chúng giống với các tín hiệu thường được ghi lại từ các vụ nổ".

Trong khi đó, các nhà địa chấn học tại Đại học Uppsala của Thụy Điển - bên hợp tác với GEUS, cho biết vụ nổ thứ hai "tương ứng với hơn 100kg thuốc nổ", và các vụ nổ xảy ra ở dưới nước chứ không phải dưới đáy biển.

Tấn công có chủ đích?

Ngày 27/9, Nga cho biết đang điều tra nguyên nhân của vụ việc, và không loại trừ khả năng 2 đường ống là mục tiêu của hành vi phá hoại.

Hai đường ống khí đốt từ Nga sang Đức nghi bị cài thuốc nổ dẫn tới rò rỉ - 2

Ba lỗ rò rỉ trên 2 đường ống khí đốt chảy từ Nga sang Đức (Đồ họa: Reuters).

Châu Âu đang xem xét các thông tin liên quan. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rằng, rò rỉ là do các cuộc tấn công có chủ đích vào cơ sở hạ tầng và Berlin hiện biết chắc chắn rằng "chúng không phải do sự cố tự nhiên".

Thụy Điển và Đan Mạch nhấn định, vụ rò rỉ rõ ràng là do các hành động cố ý gây ra, với thông tin cho thấy có khả năng là phá hoại, trong Ba Lan cho rằng đây là một vụ tấn công nhưng không nêu rõ bằng chứng.

Trong khi đó, cố vấn của văn phòng tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cáo buộc vụ rò rỉ khí đốt từ Dòng chảy phương Bắc 1 là do Nga thực hiện nhằm làm bất ổn tình hình kinh tế ở châu Âu và gây ra sự hoảng loạn trước khi mùa đông tới.

"Cách để đáp trả tốt nhất là viện trợ xe tăng cho Ukraine, đặc biệt là xe tăng Đức", ông Podolyak nói. Tuy nhiên, quan chức trên không đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho lời cáo buộc.

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson thông báo, họ ghi nhận 2 vụ nổ liên quan đến vụ rò rỉ.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 27/9 cho rằng, nếu đúng đây là các cuộc tấn công hoặc phá hoại nhằm vào 2 đường ống khí đốt, vụ việc không mang lại lợi ích cho bên nào, nhưng nhấn mạnh, tình hình hiện tại mang đến cơ hội cho châu Âu.

Ông Blinken cho biết, mục tiêu của Mỹ là áp giá trần lên dầu Nga và tăng nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tới châu Âu. Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới sau khi phương Tây ban hành lệnh cấm vận Nga.

Ông Blinken cho rằng, dù châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn trong mùa đông, họ có cơ hội to lớn để chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga và thúc đẩy chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo để chống biến đổi khí hậu.

Tạp chí Đức Der Spiegel ngày 27/9 dẫn nguồn thạo tin nói rằng, CIA đã cảnh báo Berlin vài tuần trước đó về nguy cơ các đường ống khí đốt sẽ có thể bị tấn công.

Der Spiegel nói rằng, Đức đang theo dõi hình ảnh vệ tinh ở hiện trường và dường như tin rằng nếu đây là vụ phá hoại thì có thể là do thợ lặn hoặc tàu ngầm mini đã cài thuốc nổ vào 2 đường ống.

Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, xác nhận 2 đường ống bị hư hại ở mức chưa từng có tiền tệ và họ không thể ước tính thời điểm khôi phục hoạt động của công trình.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã kêu gọi một cuộc điều tra về những gì đã xảy ra với đường ống. "Bất kỳ sự cố ý nào làm gián đoạn cơ sở hạ tầng năng lượng đang hoạt động của châu Âu là không thể chấp nhận được và sẽ dẫn đến phản ứng mạnh mẽ nhất có thể", bà tuyên bố.

Những nguy cơ

Theo phía Đan Mạch, các lỗ rò rỉ trên đường ống rất lớn và có thể mất một tuần để khí đốt ngừng chảy ra khỏi Dòng chảy phương Bắc 2. Tàu thuyền có thể mất đi khả năng nổi nếu đi vào khu vực này.

Mặt biển hiện chứa toàn khí mê tan, đồng nghĩa với việc có thể xảy ra rủi ro phát nổ.

Thụy Điển cho biết, họ đang tiến hành theo dõi nhằm ngăn chặn các con tàu tiến quá gần khu vực xảy ra rò rỉ khí đốt.

Dù cả 2 đường ống hiện đều không cấp khí đốt cho châu Âu, nhưng vụ việc đã dập tắt mọi hi vọng rằng châu lục này có thể nhận khí đốt từ Dòng chảy phương Bắc 1 trước mùa đông lạnh giá. Điều này có thể sẽ khiến cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu diễn biến tồi tệ hơn trong thời gian tới.

Một nguồn tin an ninh châu Âu nói rằng: "Có một số dấu hiệu cho thấy đây là hành vi phá hoại có chủ đích, nhưng còn quá sớm để kết luận. Bạn sẽ phải đặt câu hỏi rằng liệu ai sẽ hưởng lợi trong vụ việc này?".

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.