Ván cược của phương Tây khi tung "vũ khí" dầu mỏ với Nga
06 Tháng Mười Hai 2022 6:59 CH GMT+7
(Dân trí) - Phương Tây áp giá trần lên dầu mỏ Nga nhằm gây áp lực để Moscow giảm ngân sách cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, nhưng họ cũng đối mặt với hệ lụy tiềm tàng từ động thái này.

Biện pháp áp giá trần dầu mỏ của Nga của G7, EU và Australia đã có hiệu lực từ ngày 5/12 trong một nỗ lực nhằm khiến Moscow bị giảm doanh thu từ mặt hàng chủ lực để duy trì chiến sự ở Ukraine.

Ván cược của phương Tây khi tung vũ khí dầu mỏ với Nga - 1

Nhà máy dầu ở Nizhnekamsk, Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga (Ảnh: Reuters).

Phương Tây cho phép dầu của Nga được vận chuyển đến các nước bên thứ 3 bằng cách sử dụng tàu chở dầu các công ty bảo hiểm và tổ chức tín dụng của G7 và EU, với điều kiện là giá dầu của Nga chỉ được thấp hơn hoặc bằng giá với giá trần, 60 USD/thùng.

Vì các công ty vận chuyển và bảo hiểm quan trọng của thế giới có trụ sở tại các nước G7, nên phương Tây tin rằng, mức trần này có thể khiến Moscow khó bán dầu với giá cao hơn.

Mục tiêu của phương Tây là muốn Nga bị giảm doanh thu từ việc xuất khẩu dầu mỏ, nhưng không khiến Moscow bị lỗ để họ vẫn tiếp tục sản xuất mặt hàng này. Phương Tây tin rằng với mức giá 60 USD, Nga vẫn sẽ thu được lợi nhuận từ xuất khẩu dầu, nhưng thấp hơn trước đó.

Nga, nhà xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới, có vai trò rất quan trọng trong ngành năng lượng toàn cầu nên nếu họ giảm nguồn cung, thị trường có thể đối mặt với cú sốc lớn.

Tuy nhiên, Nga ngày 4/12 tuyên bố sẽ không chấp nhận mức giá trần, khẳng định họ chỉ bán theo giá thị trường. Nga thậm chí khẳng định có thể cắt giảm sản xuất dầu thô.

Giá dầu thô toàn cầu đã tăng 2,6% hôm 5/12 khi các nhà đầu tư lo lắng chờ đợi diễn biến tiếp theo của cuộc đối đầu giữa Nga - phương Tây.

Kể từ khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2, Nga đã bị phương Tây áp hàng loạt lệnh trừng phạt. Mặc dù vậy, nền kinh tế của Nga vẫn tương đối vững vàng nhờ lợi nhuận tăng trưởng từ năng lượng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trong tháng 10, Nga đã xuất khẩu 7,7 triệu thùng dầu mỗi ngày, chỉ thấp hơn 400.000 thùng so với mức trước chiến sự. Doanh thu từ dầu thô và các sản phẩm tinh chế hiện ở mức 560 triệu USD mỗi ngày.

Dù phương Tây đã cắt giảm nhập khẩu năng lượng của Nga, nhưng 2 cường quốc kinh tế là Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường mua mặt hàng này từ Moscow. Điều này khiến các biện pháp trừng phạt và cô lập của phương Tây không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Tính toán của Nga

Động thái áp giá trần dầu của Nga của phương Tây đã khiến giới quan sát hoài nghi về tính khả thi.

Tiến sĩ Mamdouh G. Salameh, chuyên gia về năng lượng, dự đoán: "Việc phương Tây áp giá trần đối với xuất khẩu dầu của Nga là không thể thực thi được. Nga, thị trường dầu mỏ toàn cầu và (nhóm các nhà xuất khẩu dầu lớn hàng đầu thế giới) OPEC+ sẽ từ chối thực hiện. Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang bất kỳ quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào áp giá trần. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt trên thị trường và giá dầu tiếp tục tăng, với giá dầu thô Brent tăng lên 100-110 USD một thùng trước cuối năm nay".

Ngân hàng Mỹ BofA cũng dự đoán dầu Brent sẽ tăng lên 110 USD mỗi thùng vào năm 2023. Theo ước tính của BofA, việc Nga từ chối bán dầu cho các bên áp giá trần có thể dẫn đến việc xuất khẩu dầu thô giảm tới một triệu thùng mỗi ngày.

Một yếu tố tác động tới sự thành bại của việc áp giá trần dầu của Nga là tính toán của OPEC+.

Theo Bloomberg, một số nhà sản xuất dầu của OPEC+ như Ả rập Xê út hay Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) - các đồng minh của Mỹ, đều cho rằng vấn đề năng lượng không nên bị chính trị hóa. Vì vậy, họ vẫn coi Nga là một đối tác quan trọng về dầu mỏ. Nga đóng góp 11 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm 10% tổng sản lượng toàn cầu và việc thay thế nguồn cung từ Nga là rất khó.

Ông Salameh dự đoán, OPEC+ đang quan sát phản ứng của thị trường với việc áp giá trần dầu của Nga và sẽ sớm hành động. Liên minh đang mong muốn giá dầu thô tăng lên và họ đã cắt giảm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ tháng 11 để đảm bảo nguồn cung và giá cả ổn định.

Ông Salameh cảnh báo, trong kịch bản thị trường thế giới không phản ứng với mức giá trần G7 đặt ra, OPEC+ thậm chí có thể cắt giảm tiếp sản lượng để đạt được mục đích.

Chuyên gia chính trị Tom Luongo, nói: "Chắc chắn giá dầu sẽ tăng". Ông cảnh báo, một làn sóng lạm phát lớn hơn có thể xảy ra vào năm 2023 vì giá năng lượng tăng, nguồn cung lương thực bị gián đoạn do chiến sự.

Mặt khác, theo ông Salameh, Nga không thiếu khách hàng mua dầu. Nga cũng sở hữu một đội tàu vận tải lớn để đưa dầu đi khắp thế giới và không cần phụ thuộc vào đội tàu hay công ty bảo hiểm của phương Tây. 

"Kể cả Nga bán ít dầu hơn, lợi nhuận của họ thu về có lẽ không giảm nhiều vì giá dầu tăng. Vì vậy, nếu biện pháp áp trần dầu Nga có mục tiêu là làm giảm doanh thu của Moscow, thì tôi cho rằng, nó sẽ không thành công", ông Salameh nói.

"Bản đồ vận chuyển dầu mỏ thế giới sẽ thay đổi. Năng lượng từng chảy sang phương Tây giờ sẽ chảy sang phương Đông và phía nam bán cầu. Trung Quốc và Ấn Độ đang lấp vào chỗ trống. Dầu của Nga có thể sẽ chảy vào các kho chứa ở một bên thứ 3 rồi lại được chuyển tới các nhà máy lọc dầu của EU", chuyên gia Luongo dự đoán châu Âu có thể sẽ phải chịu mức giá cao hơn.

Theo ông Salameh, châu Âu sẽ có thể là bên chịu nhiều thiệt hại nhất, khi cuộc khủng hoảng năng lượng đang tác động sâu rộng tới khu vực này.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.