Căng thẳng Mỹ - Trung phủ bóng Đối thoại Shangri-La 2023
Friday, June 02, 2023 7:47 PM GMT+7
(Dân trí) - Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 năm nay sẽ diễn ra từ ngày 2-4/6 tại Singapore, với tâm điểm là các cuộc thảo luận về những thách thức an ninh cấp bách trong khu vực.

Sự kiện dự kiến sẽ tiếp đón hơn 550 đại biểu là các Bộ trưởng Quốc phòng, các nhà lãnh đạo quân sự và quan chức quốc phòng cấp cao, cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia an ninh, thuộc hơn 40 quốc gia từ châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mỹ... để thảo luận về các thách thức an ninh quan trọng.

Căng thẳng Mỹ - Trung phủ bóng Đối thoại Shangri-La 2023 - 1

Các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La hồi năm 2017 (Ảnh: IISS).

Trong đối thoại lần này, Thủ tướng Australia Anthony Albanese là khách mời cấp cao nhất và ông sẽ có bài phát biểu quan trọng tại lễ khai mạc vào ngày 2/6. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin sẽ phát biểu vào ngày 3/6, còn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thượng tướng Lý Thượng Phúc sẽ có bài phát biểu vào ngày 4/6, ngày cuối cùng của Đối thoại.

Hai vấn đề được giới quan sát đặc biệt quan tâm trong Đối thoại lần này là tác động cũng như triển vọng của cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine đối với cục diện khu vực và thế giới và chiều hướng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, các chuyên gia đặc biệt quan tâm liệu 2 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Mỹ có gặp nhau hay không nhằm khôi phục quan hệ song phương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng. 

Đề xuất về một cuộc gặp như vậy đã được phía Mỹ nêu ra hồi tháng 5 vừa qua, nhưng phía Trung Quốc đã từ chối lời mời. Việc thiếu vắng đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ va chạm hoặc leo thang căng thẳng vượt tầm kiểm soát, rất dễ gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn, gây thảm họa cho khu vực và nền kinh tế toàn cầu.

Mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" kể từ khi Mỹ ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với công nghệ bán dẫn, tiếp đó cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ đến thăm Đài Loan tháng 8/2022 khiến Trung Quốc nổi giận. Ngoài ra, vào tháng 2/2023 quan hệ 2 nước càng thêm băng giá khi một khinh khí cầu Trung Quốc bay ngang qua lãnh thổ, bao gồm một số địa điểm quân sự nhạy cảm của Mỹ, buộc Washington D.C phải dùng tên lửa bắn hạ.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Llyod Austin đã liên hệ với người đồng cấp Trung Quốc, nhưng cuộc  gọi đã bị từ chối và Ngoại trưởng Mỹ buộc phải hủy bỏ chuyến thăm Bắc Kinh, làm lu mờ mọi thiện chí và hy vọng lóe lên từ cuộc gặp vào tháng 11 năm ngoái giữa Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia. Washington D.C và Bắc Kinh còn bất hòa về tranh chấp thương mại, các vấn đề về đảo Đài Loan và cuộc xung đột ở Ukraine.

Mới đây, các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau trực tiếp tại Washington, cho thấy Trung Quốc có vẻ sẵn sàng nối lại các cuộc thảo luận kinh tế hơn là đối thoại quốc phòng với Mỹ. Việc Mỹ giữ lập trường "mơ hồ chiến lược" ủng hộ Đài Loan, mà Trung Quốc luôn coi là một phần lãnh thổ của mình, đã trở thành một điểm ngày càng nóng trong những năm gần đây.

Tháng 9/2018, Chính phủ Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Trung tướng Lý Thượng Phúc, Chủ nhiệm Bộ Phát triển Trang bị thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc (trước tháng 1/2016 gọi là Tổng bộ Trang bị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc) liên quan tới vụ mua 10 máy bay tiêm kích Su-35 và các hệ thống tên lửa phòng không S-400 tân tiến của Nga. Thời điểm đó, giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố lệnh trừng phạt này nhằm vào Nga, chứ không phải nhằm vào Trung Quốc.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 92 ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, ông Lý Thượng Phúc đã được thăng quân hàm Thượng tướng vào ngày 31/7/2019. Tại Kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV ngày 12/3/2023, Thượng tướng Lý Thượng Phúc đã được bầu làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay thế ông Ngụy Phượng Hòa. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đứng giữa 2 lựa chọn: giữ các biện pháp "trừng phạt" đối với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, hủy bỏ các cuộc đàm phán quốc phòng với Bắc Kinh, hoặc dỡ bỏ lệnh trừng phạt và có nguy cơ bị cử tri Mỹ coi là mềm mỏng với Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Kể từ năm 2021 đến nay, Trung Quốc đã từ chối hoặc không đáp ứng hơn chục yêu cầu của Mỹ về các cuộc gặp gỡ lãnh đạo quốc phòng chủ chốt, nhiều yêu cầu đối thoại thường trực và gần 10 cuộc gặp ở cấp làm việc. Rõ ràng, Mỹ và Trung Quốc còn không ít ngờ vực lẫn nhau và những khác biệt giữa 2 nước vẫn chưa thể bị xóa tan.

Dư luận kỳ vọng 2 bên Trung Quốc và Mỹ tạo điều kiện cần thiết cho đối thoại và liên lạc giữa quân đội 2 nước, để cạnh tranh không dẫn đến xung đột, hướng tới gìn giữ hòa bình, thúc đẩy phát triển phồn vinh trong khu vực và trên thế giới.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.