Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể thay đổi thị trường năng lượng toàn cầu
03 Tháng Tám 2020 7:36 CH GMT+7
Chuyên gia Tsvetana Paraskova của OilPrice đã có những nhận định về tác động của sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc lên thị trường dầu khí toàn cầu.

Sự rạn nứt ngày càng lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã được các nhà phân tích và quan sát thị trường đặt tên là "Chiến tranh lạnh" để mô tả hai cường quốc toàn cầu này có thể đi xa đến mức nào trong cuộc tranh chấp ngày càng gay gắt của họ. Nhà phân tích thị trường của Reuters John Kemp cho biết, một bức màn sắt mới được dựng lên trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc đang tiếp tục làm xói mòn quan hệ kinh tế và thương mại đan xen giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

cang thang gia tang giua my va trung quoc co the thay doi thi truong nang luong toan cau

Tuy nhiên quan hệ kinh tế, thương mại Mỹ - Trung không dễ dàng bị đứt gãy, thậm chí là không thể khi xem xét từ góc độ các chuỗi cung ứng toàn cầu đan xen, bao gồm cả trong các thị trường năng lượng. Bất chấp các chính sách cô lập của chính quyền Mỹ và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, thương mại năng lượng vẫn trở nên toàn cầu hóa và Trung Quốc đóng vai trò rất lớn trong các dòng năng lượng, bao gồm cả việc mua dầu thô và khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ.

Không thể phủ nhận Trung Quốc là một siêu cường năng lượng trong thị trường năng lượng và là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng tăng của nước này vào nhập khẩu dầu và khí thiên nhiên đã khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhấn mạnh trong chiến lược tăng cường an ninh năng lượng chính sách khuyến khích sản xuất dầu khí và than trong nước cũng như tìm kiếm liên minh ở nước ngoài để đảm bảo nhu cầu năng lượng.

Dù Chiến tranh lạnh 2.0 có xảy ra hay không thì Trung Quốc được sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến dòng năng lượng toàn cầu. Câu chuyện về chiến tranh lạnh gần đây được giới truyền thông nhắc đến nhiều, nhất là sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trong một bài phát biểu rằng: “Nếu nước Mỹ trùng gối bây giờ, trẻ em Mỹ có thể phải chịu sự thương xót của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành động của thế lực Đảng cộng sản Trung Quốc chính là thử thách trong thế giới tự do ngày nay”. Ông Pompeo cũng nhấn mạnh, nước Mỹ không thể đối mặt với thử thách này một mình. Liên hợp quốc, NATO, các nước G7, G20 kết hợp với sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự của Mỹ chắc chắn sẽ đối chọi được với thách thức này nếu nước Mỹ có những động thái rõ ràng và sự quyết đoán mạnh mẽ. Đã đến lúc cần thành lập một nhóm các quốc gia cùng chí hướng hay một liên minh mới của các nền dân chủ.

Đáp trả các tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin tuyên bố rằng: những tuyên bố vô căn cứ và xuyên tạc của Pompeo chứa đầy định kiến về tư tưởng và tư duy chiến tranh lạnh. Đây là một sự dối trá chính trị mà các nhà chính trị cấp cao của Mỹ bày vẽ ra để nhắm vào Trung Quốc. Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ.

Việc đóng của các tổng lãnh sự nhằm đáp trả qua lại ở Houston và Thành Đô tuần trước cũng góp phần gia tăng căng thẳng và "đổ thêm dầu vào" nguy cơ chiến tranh lạnh giữa hai bên. Cựu giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats (trong giai đoạn 2017-2019) cho biết, quan hệ kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi không thể coi là sự lặp lại của Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ vì có nhiều điểm khác nhau trong quan hệ quốc tế ngày nay so với thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ cách đây 30 năm.

Theo ông Dan Coats, trong chiến tranh lạnh trước đây, Liên Xô không phải là đối tác thương mại lớn của Mỹ, không phải chủ nợ chính của Mỹ và không có liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ và thế giới. Chính vì thế, Mỹ phải giải quyết các vấn đề của mình với Trung Quốc theo cách mạch lạc và có tầm nhìn dài hạn. Tâm lý chiến tranh lạnh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm các tranh chấp. Ông Dan Coats nhấn mạnh, các biện pháp tự phát và dường như không có mối liên hệ nào như đóng cửa tổng lãnh sự quán, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một số quan chức, áp thuế hoặc xử phạt các công ty riêng lẻ sẽ chỉ làm vấn đề ngày càng phức tạp hơn và cản trở những nỗ lực quản lý xung đột, căng thẳng.

Do tầm quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, bao gồm vai trò to lớn của nước này trong thương mại và dòng chảy năng lượng, một bộ phận mới của thế giới và các liên minh dân chủ chống cộng sản sẽ không hỗ trợ thị trường năng lượng, nhất là khi kinh tế thế giới bị thiệt hại nặng nề với triển vọng phục hồi khá mong manh bởi đại dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia của Trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu, Đại học Columbia (Mỹ), Chiến tranh lạnh 2.0 có xảy ra hay không thì Trung Quốc và nhu cầu, lựa chọn năng lượng của nước này sẽ tiếp tục định hình thị trường năng lượng trong tương lai gần.

Trung Quốc là một siêu cường trên thế giới, thể hiện những đặc điểm của cả nền kinh tế đang phát triển. Cần lưu ý rằng nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc tăng cũng sẽ gia tăng ảnh hưởng của quốc gia này đối với thương mại và các nhà cung cấp năng lượng. Điều gì xảy ra đối với nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ lan tỏa ra toàn thị trường năng lượng toàn cầu.

Theo petrotimes.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.