Thủ tướng Australia tuyên bố "sẵn sàng đàm phán" với Trung Quốc
14 Tháng Sáu 2021 8:55 CH GMT+7
Dân trí - Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay khi cả hai liên tục ra đòn trả đũa kinh tế nhằm vào nhau.

Báo SCMP ngày 13/6 đưa tin, trong tuyên bố tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 ở Anh ngày 12/6, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, chính phủ của ông muốn tái khởi động bàn đàm phán thương mại với Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang rất căng thẳng, nhất là sau khi Canberra hứng chịu hàng loạt đòn trả đũa thương mại từ Bắc Kinh.

Thủ tướng Australia tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc - 1

Thủ tướng Australia Scott Morrison (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh minh họa: ABC).

Theo nội dung thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Australia, tại cuộc họp, nhà lãnh đạo này đã nhấn mạnh: "Tất nhiên, chúng tôi muốn tiếp tục đàm phán. Australia luôn sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán và thảo luận về cách thức hợp tác hiệu quả nhất".

Đến với hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 lần này với tư cách khách mời, Thủ tướng Morrison cũng mong muốn tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo khác để chống lại cái mà ông gọi là chính sách "cưỡng bức kinh tế". Tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson, ông Morrison đã thảo luận về điều mà ông gọi là "các vấn đề cùng quan tâm", bao gồm khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh xấu đi nghiêm trọng vào năm 2020 sau khi chính phủ của Thủ tướng Morrison kêu gọi các nhà nhóm độc lập điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và liên tục chỉ trích Trung Quốc về các vấn đề Hong Kong và Tân Cương.

Bắc Kinh đã ra đòn trả đũa thương mại, như áp thuế hơn 200% đối với rượu vang Australia trong 5 năm, bắt đầu từ tháng 3 vừa qua. Trong tuần này, Thủ tướng Morrison cho biết, chính phủ của ông đang đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đề nghị can thiệp giải quyết tranh chấp.

Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh hôm thứ 10/6, Thủ tướng Australia cũng cho biết, "các nhà sản xuất lúa mạch, những người trồng nho trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt thương mại hoàn toàn bất công này.

Bắc Kinh đã chấm dứt nhập khẩu lúa mạch của Australia vào tháng 5/2020 bằng cách áp thuế hơn 80% đối với loại cây này, với cáo buộc Canberra vi phạm các quy định của WTO khi trợ giá sản xuất lúa mạch và bán ngũ cốc dưới giá trị thị trường. Australia bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc này.

Các đòn trả đũa của Trung Quốc còn "đánh" vào hàng loạt các mặt hàng khác như than đá, thịt bò, và tôm hùm. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rượu vang lớn nhất của Australia trước khi Bắc Kinh áp thuế hơn 200%. Vào năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của các nhà sản xuất rượu vang Australia sang Trung Quốc đạt trị giá gần 1 tỷ AUD (773 triệu USD), chiếm khoảng 40% tổng lượng rượu xuất khẩu.

Theo các nguồn tin, Australia đã nhiều lần nỗ lực liên lạc đề nghị đàm phán lại với Trung Quốc nhưng thất bại. Trong một cuộc phỏng vấn trên Sky News hôm 13/6, Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan còn cho biết, hồi tháng 1, ông đã gửi thư cho người đồng cấp Trung Quốc đề nghị đàm phán "trên tinh thần xây dựng" và "hiện tôi vẫn đang chờ phản hồi".

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.