So sánh sức mạnh quân sự Mỹ - Trung
18 Tháng Bảy 2021 7:07 CH GMT+7
Dân trí - Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy kế hoạch xây dựng quân đội nước này thành lực lượng chiến đấu hiện đại vào năm 2027 trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ vẫn đang leo thang.

Chi tiêu quốc phòng

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Mỹ cho đến nay vẫn là nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới, với ngân sách ước tính khoảng 778 tỷ USD vào năm ngoái, chiếm 39% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

So sánh sức mạnh quân sự Mỹ - Trung  - 1

Một tàu chiến của Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông (Ảnh: SCMP).

Trung Quốc, mặc dù đứng ở vị trí thứ hai nhưng ở khoảng cách rất xa so với Mỹ, với chi tiêu ước tính 252 tỷ USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích Mỹ cảnh báo rằng Washington phải "dè chừng" Bắc Kinh về chi tiêu quân sự, sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng 6,8% ngân sách quốc phòng trong năm nay, sau hơn hai thập niên tăng đều đặn.

Tổng nhân lực

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước có quân đội đông nhất thế giới, với 2 triệu quân nhân tại ngũ vào năm 2019, theo sách trắng quốc phòng mới nhất.

So sánh sức mạnh quân sự Mỹ - Trung  - 2

Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận Mỹ - ASEAN đầu tiên tại vịnh Thái Lan năm 2019 (Ảnh: US Navy).

Trong khi đó, theo đề xuất ngân sách của Lầu Năm Góc cho năm tài khóa tiếp theo, Mỹ có khoảng 1,35 triệu quân nhân tại ngũ và 800.000 quân dự bị.

Tuy nhiên, trong chiến tranh hiện đại, công nghệ và thiết bị quân sự đóng vai trò quan trọng hơn số lượng binh sĩ. Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang giảm bớt sự tập trung vào số lượng quân nhân.

Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ cắt giảm 300.000 quân, trong khi kế hoạch ngân sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho năm tài khóa sắp tới cũng bao gồm việc cắt giảm khoảng 5.400 quân.

Lực lượng trên bộ

Theo Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2020 của Lầu Năm Góc, lực lượng trên bộ của quân đội Trung Quốc được đánh giá là lớn nhất thế giới với 915.000 quân tại ngũ, cao gần gấp đôi so với 486.000 quân của Mỹ.

So sánh sức mạnh quân sự Mỹ - Trung  - 3

Lễ duyệt binh tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2019 (Ảnh: AP).

Tuy nhiên, báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng, lực lượng trên bộ của quân đội Trung Quốc vẫn đang sử dụng các thiết bị lỗi thời và không thể sử dụng hiệu quả các vũ khí hiện đại nếu không được trang bị hoặc huấn luyện tốt hơn.

Trung Quốc đang bắt đầu triển khai các loại vũ khí tự động nhẹ hơn và mạnh hơn cho các lực lượng trên bộ, chuyển phần lớn gánh nặng tác chiến sang công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng việc huấn luyện vẫn chưa theo kịp quá trình hiện đại hóa này.

Theo tạp chí Forbes, Mỹ, với 6.333 xe tăng, là nước có số lượng phương tiện thiết giáp lớn thứ hai thế giới sau Nga, trong khi Trung Quốc đứng thứ ba với 5.800 xe tăng.

Không lực

Theo Báo cáo Lực lượng Không quân Thế giới năm 2021 do Flight Global công bố, Mỹ vẫn duy trì lợi thế của mình với hơn 13.000 máy bay quân sự, 5.163 trong số này được vận hành bởi Không quân Mỹ. Lực lượng quân sự Mỹ còn sở hữu F-35 Lightning và F-22 Raptor - những máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất thế giới.

So sánh sức mạnh quân sự Mỹ - Trung  - 4

Mô hình máy bay ném bom chiến lược H-20 của Trung Quốc (Ảnh: Weibo).

Trong khi đó, theo báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2020, không lực Trung Quốc là lực lượng lớn thứ ba trên thế giới với hơn 2.500 máy bay, trong đó có khoảng 2.000 máy bay chiến đấu.

Máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Trung Quốc hiện nay là dòng J-20 được phát triển độc lập. Mặc dù được thiết kế để cạnh tranh với F-22 của Mỹ, máy bay Trung Quốc đã sử dụng động cơ hạn chế tốc độ và khả năng chiến đấu của chúng. Tuy nhiên, Trung Quốc đang nghiên cứu động cơ mới để có thể sản xuất hàng loạt J-20 trong tương lai.

Hai nước cũng đang nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom mới, trong đó Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom chiến lược Xian H-20. Trong khi đó, Không quân Mỹ đã công bố những hình ảnh và thông tin chi tiết mới về mẫu máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider thế hệ tiếp theo của nước này.

Hải quân

Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ, Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với khoảng 360 tàu các loại, so với hạm đội gồm 297 tàu của Mỹ.

So sánh sức mạnh quân sự Mỹ - Trung  - 5

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ (Ảnh: Getty).

Lợi thế về số lượng của Trung Quốc là do sở hữu các tàu nhỏ hơn, chẳng hạn tàu tuần tra ven biển. Còn khi nói đến các tàu chiến cỡ lớn, Mỹ có lợi thế về số lượng, công nghệ và kinh nghiệm tác chiến.

Ví dụ, Mỹ có 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thể di chuyển ở khoảng cách xa hơn so với các tàu sân bay chạy bằng năng lượng truyền thống. Mỗi tàu sân bay Mỹ có thể chở theo 60 máy bay trở lên.

Để so sánh, Trung Quốc chỉ có 2 tàu sân bay - Liêu Ninh và Sơn Đông. Cả hai đều dựa trên tàu sân bay lớp Kuznetsov do Liên Xô thiết kế từ những năm 1980 và chỉ chở được 24-36 máy bay chiến đấu J-15.

Tuy nhiên, Trung Quốc có một kế hoạch đầy tham vọng là cân bằng sức mạnh hải quân với Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Chỉ tính riêng năm 2019, Trung Quốc triển khai hàng chục tàu chiến cỡ lớn - từ tàu hộ tống, tàu khu trục cho đến các tàu đổ bộ. Trung Quốc cũng có kế hoạch hạ thủy tàu sân bay thứ ba được trang bị máy phóng điện từ tiên tiến và bắt đầu đóng tàu sân bay thứ tư trong năm nay.

Đầu đạn hạt nhân

Mỹ hiện sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới sau Nga, tiếp theo là Pháp ở vị trí thứ ba và Trung Quốc đứng thứ tư, theo xếp hạng của trang World Civil Review tại Mỹ.

So sánh sức mạnh quân sự Mỹ - Trung  - 6

Một vụ thử tên lửa của Mỹ (Ảnh: US Navy).

Trung Quốc không tiết lộ nước này có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân, nhưng báo cáo gần đây nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc cho biết, kho dự trữ đầu đạn của Trung Quốc "ước tính có khoảng 200 đầu đạn", trong khi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính Trung Quốc có khoảng 350 đầu đạn.

Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc nói với SCMP hồi tháng 1 rằng, kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đã tăng lên 1.000 trong những năm gần đây, nhưng chỉ có chưa đầy 100 đầu đạn sẵn sàng hoạt động.

Tất cả những con số ước tính trên đều "lép vế" trước tổng số 5.800 đầu đạn hạt nhân của Mỹ, trong đó 3.000 đầu đạn sẵn sàng được triển khai và khoảng 1.400 đầu đạn chờ sẵn.

Trung Quốc vẫn có cơ hội thu hẹp khoảng cách, sau khi Mỹ và Nga đồng ý gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) đến năm 2026. Hiệp ước này yêu cầu Washington và Moscow không được triển khai quá 1.550 đầu đạn chiến lược mỗi bên.

Tên lửa

Mặc dù Mỹ có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn, nhưng Trung Quốc vẫn có thế mạnh độc quyền trong một lĩnh vực: tên lửa đạn đạo đặt trên mặt đất có thể thực hiện cả các cuộc tấn công hạt nhân và thông thường.

So sánh sức mạnh quân sự Mỹ - Trung  - 7

Tên lửa Đông Phong 26 của Trung Quốc có tầm tấn công tới đảo Guam (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Mỹ bị cấm triển khai tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm trung trên mặt đất theo Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) ký năm 1987 với Liên Xô. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước này vào tháng 8/2019.

2 tuần sau khi rút khỏi hiệp ước, Mỹ đã thử nghiệm một phiên bản phóng trên mặt đất của tên lửa hành trình phóng trên biển. 4 tháng sau, Mỹ thử tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) đầu tiên kể từ những năm 1980. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm thế "thượng phong" về loại tên lửa này cho đến thời điểm hiện tại.

IRBM duy nhất của Trung Quốc là Đông Phong 26, được mệnh danh là "sát thủ Guam" vì được cho là có khả năng tiến hành các cuộc không kích nhằm vào căn cứ quan trọng của Không quân Mỹ trên đảo Guam, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Theo CSIS, số lượng bệ phóng IRBM trong kho vũ khí của Trung Quốc đã tăng từ con số 0 vào năm 2015 lên 72 vào năm 2020.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.