Điểm lại những vũ khí khác lạ của Nga
22 Tháng Bảy 2021 7:00 CH GMT+7
Dân trí - Sau khi tìm hiểu về khả năng của tàu ngầm mới Belgorod, các nhà báo phương Tây đã nhắc lại những bước phát triển khác của các kỹ sư Nga trong lĩnh vực phát triển vũ khí.

Chiếc tàu ngầm mới Belgorod đã khiến cả thế giới phải sửng sốt về kích thước và sức mạnh khủng khiếp của nó. Báo chí phương Tây còn cảm thấy lo lắng hơn khi Belgorod mang theo trên tàu các ngư lôi hạt nhân Poseidon, bởi mỗi quả ngư lôi có khả năng gây ra những cơn sóng thần làm ngập cả một thành phố ven biển.

Điểm lại những vũ khí khác lạ của Nga - 1

Tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng Project 09852 "Belgorod", là tàu mang ngư lôi Poseidon đầu tiên, trong lễ hạ thủy vào năm 2019 (Ảnh: TASS)

Ngày nay, rất ít ấn phẩm của Mỹ còn nhắc lại câu chuyện người đầu tiên nêu nhận định rằng các thành phố New York và San Francisco có thể bị phá hủy bằng các vụ nổ nhiệt hạch dưới nước là một nhà khoa học đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1975, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Andrei Sakharov.

Tất nhiên, Belgorod không phải là bước phát triển ấn tượng duy nhất của các kỹ sư quân sự Nga mà báo chí phương Tây ngày nay vẫn còn nhắc đến.

Hãy bắt đầu với chiếc thủy phi cơ Lun, được mệnh danh là Quái vật Caspi. Lý do nó được gắn với cái tên đáng sợ như vậy là vì: về kích thước, chiếc máy bay này vượt trội hơn hẳn một chiếc máy bay hàng không và được trang bị những tên lửa độc đáo. Trên thực tế, sự hiện diện của những phương tiện này đã khiến Liên Xô trở thành nước thống trị biển Caspi. Đáng tiếc là, hiện tại chỉ còn tồn tại một chiếc máy bay như vậy và người ta đang có ý định chuyển chúng thành bảo tàng.

Điểm lại những vũ khí khác lạ của Nga - 2

Thủy phi cơ "Lun" thử nghiệm phóng tên lửa (Hải quân Liên Xô).

Chiếc máy bay bay trên quỹ đạo MiG-105 dường như được chế tạo để có thể gặp gỡ với nền văn minh ngoài hành tinh. Chiếc máy bay đầy sức mạnh này được cho là có tốc độ tăng tốc gấp 6 lần tốc độ âm thanh, và sau đó, ở độ cao 28-30 km, một máy bay quỹ đạo có người lái sẽ được phóng đi từ "lưng" của nó. Rõ ràng là một trong những mục tiêu của chiếc máy bay này sẽ là vệ tinh của đối phương.

Trong các tài liệu chính thức, nó được liệt kê dưới mật danh là Spiral (Chiếc lò so), trong khi người dân lại đặt cho nó biệt danh là Laptem, vì hình dáng của nó giống chiếc giày truyền thống của người nông dân Nga. Và cũng giống như trường hợp máy bay Lun, do thiếu kinh phí nên chính quyền Liên Xô đã quyết định đình chỉ dự án.

Điểm lại những vũ khí khác lạ của Nga - 3

Máy bay MiG-105 "Lapot" Spaceplane (Wikipedia).

Về phương tiện tác chiến mặt đất, các nhà báo phương Tây thường nhắc lại loại pháo 2B1 Oka. Cỗ pháo này đáng chú ý ở chỗ nòng của nó có kích thước đáng kinh ngạc, dài tới 20 mét. Các nhà phát minh dự kiến sử dụng cỗ pháo này để tấn công đối phương bằng đạn hạt nhân. Người ta đã cố gắng tạo ra một mẫu thử nghiệm, nhưng rồi sau đó lại quyết định từ bỏ sử dụng thiết bị này trong chiến đấu bởi việc sử dụng 2B1 "Oka" có thể gây hại cho cả binh lính lẫn dân thường.

Nga cũng có nhiều dự án khác bị hủy bỏ, trong đó nổi bật là A-40 - loại xe tăng có cánh kép giống như máy bay. Thiết kế của nó giống những chiếc xe đạp cổ đầu tiên có bánh trước lớn hơn nhiều so với bánh sau. Nó nặng tới 60 tấn, đường kính của bánh xe khoảng 9 mét. Tuy nhiên, dự án "khủng long bọc thép" này đã bị hủy bỏ.

Trong số những phát minh tương đối thành công, giới truyền thông phương Tây thường nhắc đến xe trượt tuyết bọc thép. Trên thực tế, đây là một chiếc xe tăng trượt tuyết được lắp súng máy, bản thân cỗ máy này cũng có động cơ máy bay một cánh quạt. Nhờ có những chiếc xe trượt tuyết như vậy, những người lính của Hồng quân có thể tự tin di chuyển trên những vùng đất băng giá của nước Nga để tấn công đội hình bộ binh của đối phương.

Tất nhiên, những chiếc xe trượt tuyết bọc thép này ngày nay không còn phù hợp. Trong thời đại siêu máy tính thu nhỏ và trí tuệ nhân tạo thì những vũ khí đáng gờm này trông khá lỗi thời.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.