Vì sao Triều Tiên nối lại liên lạc với Hàn Quốc sau thời gian "đóng băng"?
29 Tháng Bảy 2021 6:40 CH GMT+7
Dân trí - Triều Tiên được cho là có những suy tính nhất định khi đồng ý nối lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc sau hơn một năm gián đoạn.

Việc mở lại đường dây nóng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã được thông báo vào ngày 27/7. Bình Nhưỡng đã cắt đứt đường dây này vào tháng 6 năm ngoái, sau một hội nghị thượng đỉnh không thành công giữa hai nước. Triều Tiên cũng từng cho nổ tung văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc ở thị trấn biên giới Kaesong.

Vì sao Triều Tiên nối lại liên lạc với Hàn Quốc sau thời gian đóng băng? - 1

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau tại làng đình chiến ở biên giới chung năm 2018 (Ảnh: Reuters).

Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) ngày 27/7 cũng cho biết các nhà lãnh đạo của hai nước đã đồng ý "đạt được bước tiến lớn trong việc khôi phục lòng tin lẫn nhau".

Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kêu gọi khôi phục đường dây nóng và tiến hành các cuộc đàm phán nhằm loại bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Theo văn phòng tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trao đổi một số bức thư cá nhân kể từ tháng 4 và hai bên đã đồng ý xây dựng lại lòng tin và cải thiện quan hệ song phương trong cuộc trao đổi kéo dài 3 phút hôm 27/7.

Theo một nguồn tin giấu tên ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đồng minh và đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, đã được thông báo từ trước rằng đường dây nóng sẽ được khôi phục trong nỗ lực cải thiện quan hệ liên Triều.

Zhou Chenming, nhà nghiên cứu của Viện khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh, cho biết điểm mấu chốt dẫn đến động thái "xuống thang" của Triều Tiên là nước này cần viện trợ lương thực từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

"Vì vậy, đã đến lúc Bình Nhưỡng phải khôi phục lại đường dây nóng. Triều Tiên cần được giúp đỡ, đặc biệt là lương thực, nhiên liệu và các hàng hóa khác để nước này có thể đối phó với tác động của thời tiết khắc nghiệt và đại dịch Covid-19", ông Zhou nhận định.

Triều Tiên đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng do các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, do đóng cửa biên giới vì đại dịch Covid-19 và các trận bão lũ vào mùa hè năm ngoái nhấn chìm đất nông nghiệp và hàng nghìn ngôi nhà.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cảnh báo Triều Tiên cần chuẩn bị cho "tình huống tồi tệ nhất từ trước đến nay". Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc ước tính Triều Tiên thiếu khoảng 860.000 tấn lương thực trong năm nay.

Hàn Quốc và Triều Tiên đã thiết lập ít nhất 49 đường dây nóng kể từ thập niên 1970. Seoul coi đường dây nóng là cách để hai nước ngăn chặn nguy cơ hiểu lầm từ các diễn biến quân sự bất ngờ, đặc biệt là dọc theo khu phi quân sự được vũ trang dày đặc.

Đường dây nóng cũng được sử dụng để sắp xếp các cuộc họp ngoại giao, điều phối hoạt động trên không và trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc trao đổi nhân đạo, giảm thiểu tác động từ thiên tai và hợp tác trong các vấn đề kinh tế.

Liu Ming, nhà phân tích các vấn đề Triều Tiên tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, cho biết việc nối lại đường dây nóng sẽ được Bắc Kinh hoan nghênh như một nỗ lực hướng tới hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

"Bắc Kinh luôn khuyến khích Bình Nhưỡng cải thiện quan hệ với Seoul. Và tất nhiên mối quan tâm lớn nhất của họ là làm thế nào để Triều Tiên phi hạt nhân hóa", chuyên gia Liu cho biết.

Chuyên gia Zhou nhận định đường dây nóng được mở lại cũng có thể cải thiện quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Ông cho rằng hai nước "có đồng quan điểm về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên".

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.