Điểm mặt các tàu nghiên cứu Trung Quốc xuống Biển Đông
08 Tháng Chín 2021 8:17 CH GMT+7
TPO - Trung Quốc vừa điều tàu khảo sát địa chấn Shiyan 6 trị giá 77 triệu USD lên đường xuống Biển Đông để khảo sát, tiếp nối nhiều con tàu trước đó mà nước này đã đưa xuống vùng biển tranh chấp.

Tàu khảo sát địa chấn Shiyan 6 rời cảng Quảng Châu từ ngày 6/9 để thực hiện “những nhiệm vụ khoa học quan trọng” ở cửa sông Châu Giang ở tỉnh Quảng Đông và phần phía bắc của Biển Đông, nhật báo Khoa học Công nghệ của Trung Quốc đưa tin.

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 từng vào quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 2019

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 từng vào quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 2019.

Nhóm do nhà nghiên cứu Du Yan của Viện nghiên cứu Nam Hải thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc dẫn đầu sẽ nghiên cứu thuỷ động lực học, các quá trình vận chuyển vật chất và phản ứng sinh thái ở khu vực biển gần Vùng Vịnh lớn Quảng Đông – Hong Kong – Macau và khúc sông Châu Giang gần đó, CGTN đưa tin.

Tàu Shiyan 6 được chế tạo từ tháng 11/2018 và được nói là con tàu nghiên cứu tầm trung hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Các phòng thí nghiệm trên tàu cho phép thực hiện những nghiên cứu xử lý, phân tích mẫu và gửi dữ liệu về đại lục thông qua vệ tinh.

Con tàu được báo chí Trung Quốc gọi là “nhân tố chính trong hạm đội nghiên cứu khoa học của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển lân cận”, và việc hạ thuỷ con tàu sẽ nâng cao năng lực của Trung Quốc trong khai thác các tài nguyên biển, dầu khí, khoáng sản và tài nguyên di truyền để “bảo vệ an ninh quốc gia cũng như các quyền và lợi ích của Trung Quốc”, CGTN viết.

Điểm mặt các tàu nghiên cứu Trung Quốc xuống Biển Đông ảnh 1

Tàu Shiyan 6 đang trên đường xuống Biển Đông. (Ảnh: CGTN)

Với mức đầu tư lên đến 500 triệu tệ (77 triệu USD), con tàu đủ chỗ cho đoàn 60 người, có lượng giãn nước 3.990 tấn, có thể hoạt động 60 ngày liên tục trên biển và đi xa tới 12.000 hải lý.

Nó cũng có thể thực hiện các nghiên cứu ngoài khơi và trong vùng biển gần các đảo đá và rạn san hô trên Biển Đông, có thể thu thập dữ liệu về địa hình, địa mạo, hải lưu và quần xã sinh vật trong những môi trường khắc nghiệt như rãnh sâu dưới đáy biển.

Bên cạnh đó, ngày 7/9, Trung Quốc hoàn thành thử nghiệm loại robot mô phỏng loài cá đuối ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Robot nặng 470kg này có thể đập hai cánh để di chuyển dưới nước và có thể lặn sâu tới 1.025m.

Hình dạng và chuyển động của robot mô phỏng cá đuối, một trong những sinh vật có khả năng bơi hiệu quả nhất trong tự nhiên.

Điểm mặt các tàu nghiên cứu Trung Quốc xuống Biển Đông ảnh 2

Robot hình dạng cá đuối vừa được Trung Quốc thử nghiệm. (Ảnh: Xinhua)

Xinhua nói rằng robot này đang được sử dụng để quan trắc môi trường biển và tiến hành những điều tra khoa học biển ở các rạn san hô lớn của quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam nhiều lần tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm và rút tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu khoa học không người lái để đưa các thiết bị không người lái thực hiện những hoạt động khảo sát trên không, trên mặt biển và dưới nước điều khiển từ xa. China Ship News nói rằng loại tàu này sẽ trở thành “nhân tố thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực khảo sát biển”.

Hồi đầu tháng 7, báo Hong Kong SCMP đưa tin Trung Quốc sẽ đưa tàu nghiên cứu Đại học Trung Sơn đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng 10 tới nhằm "thúc đẩy thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên".

Báo chí Trung Quốc nói rằng tàu nghiên cứu "Đại học Trung Sơn" là "phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển", với chiều dài 113m, rộng 19,4m và lượng giãn nước 6.880 tấn.

Trên boong tàu, 760m2 mặt sàn được dành cho các phòng thí nghiệm cố định và hơn 610m2 dành cho 10 phòng thí nghiệm di động kiểu công-ten-nơ, cho phép các nhà nghiên cứu thu thập mẫu trên biển và phân tích chúng ngay trên tàu trước khi chuyển dữ liệu về đất liền.

Điểm mặt các tàu nghiên cứu Trung Quốc xuống Biển Đông ảnh 3

Tàu nghiên cứu Đại học Trung Sơn. (Ảnh: Guangzhou Daily)

Tàu có một sàn đáp trực thăng để vận chuyển người và thiết bị cũng như cho phép các máy bay không người lái (UAV) cất cánh để mở rộng phạm vi quan sát khoa học trên không, trên mặt biển và dưới đáy biển. Nhà chức trách dự kiến cho lắp đặt thêm một radar thời tiết trên tàu trong năm tới.

Tháng 3 năm nay, một công ty liên kết với Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc ký thoả thuận với Viện công nghệ không người lái thông minh Quảng Đông để chế tạo “tàu nghiên cứu khoa học biển tích hợp hiện đại nhất của Trung Quốc”.

Nhiều tàu Trung Quốc thuộc nhiều loại và có những khả năng khác nhau đã và đang khảo sát ở Biển Đông, phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. Dữ liệu mà các tàu đó thu thập được cũng là mối quan tâm của các nhà hoạch định quân sự. Hoạt động của các tàu đó bị nhiều quốc gia chỉ trích vì diễn ra trong khu vực mà Trung Quốc có yêu sách phi lý, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng.

Ngoài các tàu nói trên, Trung Quốc từng đưa một số tàu khác xuống Biển Đông, như tàu Dong Fang Hong 3 vỏ trắng xuống Biển Đông năm 2020; tàu Hai Yang Di Zhi Ba Hao (Hải Dương Địa chất 8) vỏ đỏ cùng nhóm tàu hộ tống vào quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông hồi năm 2019; tàu Shi Yan 1 vỏ xanh xuống Biển Đông vào tháng 5/2020.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.