Trung Quốc có thể lôi kéo Nga vào cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng
23 Tháng Tư 2012 12:11 SA GMT+7
VNSEA.NET: Nước Nga trên thực tế đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột xung quanh các khu vực tranh chấp giàu tài nguyên và nguyên liệu hóa thạch ở biển Hoa Nam (Biển Đông). Tuần qua ở đây đã bắt đầu cuộc tập trận chung của Mỹ với Philippines tại đảo Scarborough, nơi Trung Quốc cho là đang có tranh chấp. Sắp tới đây sẽ diễn ra cuộc tập trận chung Nga-Trung Quốc trên biển Hoàng Hải, như vậy, theo các chuyên gia, trong cuộc tranh chấp lãnh thổ này Moskva có thể bỗng dưng “đứng về phía” Bắc Kinh. Và điều này diễn ra trong khi mới đây Trung Quốc đã “nghiêm khắc cảnh báo” Nga về ý định tham gia khai thác các mỏ dầu khi ở khu vực tranh chấp.

Tuần trước phát ngôn viên BNG Trung Quốc Lưu Vi Dân tự cho phép mình kín đáo” đ kích Moskva. Trả lời câu hỏi về thỏa thuận gần đây củaGazpromvà PetroVietnam về cùng khai thác các lô 05.2 và 05.3 thềm lục địa của Việt Nam, đại diện Trung Quốc kêu gọicác công ty của những nước thứ 3” không liên quan đến Biển Đông hãy tránh xa các khu vực tranh chấp và không tham gia khai thác đây cho đến khi giải quyết xong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Philippines – điều này đã được viết trên báoKommersant”.

Tuần trước xung đột giữa Trung Quốc và Philippines chút nữa trở thành đối đầu quân sự công khai. Khi đó một tàu hải quân của Philippines phát hiện gần đảo Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham), các tàu đánh cá của Trung Quốc. Ngay sau đó, các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc tiến đến không cho tàu Philippines bắt giữ ngư dân. Chỉ mấy ngày sau, các nhà ngoại giao 2 nước với sự tham gia của phía Mỹ đã giải quyết được sự cố này một cách hòa bình.

Giờ đây, có thể nghĩ là không đúng lúc, gần vùng lãnh thổ tranh chấp lại bắt đầu cuộc tập trậnBalitikan 2012” của Mỹ và Philippines với sự tham gia cả của Nhật Bản, Hàn Quốc và Austraylia. Tuy nhiên trong trường hợp này Trung Quốc khó có thể buộc tội Mỹ kích động tình hình sau sự cố nói trênnhững cuộc tập trận như vậy được tổ chức hàng năm khu vực này từ năm 1991.

Mặc dù vậy, trước lúc bắt đầu tập trận Mỹ và Philippines đã có tuyên bố chính thức nhấn mạnh rằng cuộc tập trận chung này không nhằm chống Trung Quốc và hoàn toàn không đe dọa bất kỳ nước nào.

Trả lời câu hỏi liệu cuộc tập trận có thể bị Bắc Kinh coi là mối đe dọa an ninh của họ hay không, đại diện Bộ tư lệnh Mỹ Curtis Hill tuyên bố: “Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng những hành động của chúng tôi có thể đe dọa ai đó. Nhiệm vụ của chúng tôi là luyện tập phản ứng  trước những đe dọa và thách thức nảy sinh”. Trước đây những cuộc tập trận tương tự luôn luôn gây ra phản ứng khó chịu cho Trung Quốc và nước này coi đó là âm mưu gây mất ổn định khu vực có sự tham gia của Mỹ.

Như chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố, cuộc tập trận này được chuẩn bị từ lâu trước vụ xung đột Scarborough và hoàn toàn không có liên quan gì đến vụ này” – tuyên bố này của cơ quan báo chí Tổng thống Philippines được báo The Philippines Star trích dẫn.

Tuy nhiên, những tuyên bố như vậy khó có thể làm Bắc Kinh yên lòng vì mới đây Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cường lực lượng khu vực châu Á. Xin nhắc lại rằng thực thi chiến lược quốc phòng mới được tổng thống Barack Obama trình bày hồi đầu năm, nước Mỹ tiến hành bố trí lại lực lượng trên thế giới. Thí dụ, gần đây có tin về việc giảm đáng kể số quân Mỹ đóng tại châu Âu, đồng thời các đường biên giới của EU, cũng như khu vực Trung Đông, sẽ được tăng cường các căn cứ phòng thủ tên lửa. Đây là một phần trong chiến lược quân sự có liên quan đến việc tái cơ cấu lực lượng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các chuyên gia cho rằng phản ứng của Trung Quốc trước việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á sẽ làm cho những phản đối của Nga tỏ ra là “trò ngây thơ”

Và trong bối cảnh những dự đoán chẳng mấy lạc quan đó, nước Nga giờ đây có vẻ đã bị lôi kéo vào cuộc xung đột khu vực. Cuộc tập trậnBalitikansẽ kéo dài đến ngày 27 tháng 4, nhưng trước ngày đó biển Hoàng Hải sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung của Nga và Trung QuốcPhối hợp trên biển-2012”. Cuộc tập trận này cũng đã được lên kế hoạch từ trước. BáoKommersantnhấn mạnh: Tuy nhiên các chuyên viên cảnh báo rằng trong bối cảnh hiện nay cuộc đấu tranh nhằm giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên của khu vực, Trung Quốc có thể lợi dụng cuộc tập trận đ đưa ra luận điểm rằng nước Nga cùng phe với họ trong cuộc chơi này./.

N.L. (biên dịch)


____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.