Sao cứ bất chấp luật pháp quốc tế?
04 Tháng Năm 2012 9:50 SA GMT+7
Thời gian gần đây, việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên Biển Đông đã khiến tình hình của khu vực này vốn đã ít phẳng lặng nay lại càng trở nên phức tạp hơn. Mới đây nhất, ngày 19-4, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã công bố "Quy hoạch Bảo vệ hải đảo toàn quốc giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030”; trong đó, phớt lờ các chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế (mà cụ thể là UNCLOS 1982). Họ đã phân chia Biển Đông (bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) thành 7 khu vực.
Trước việc làm phi lý, bất chấp cả dư luận và luật pháp ấy, hôm 24-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã ra tuyên bố nêu rõ: "Việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản "Quy hoạch Bảo vệ hải đảo toàn quốc” là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc phải hủy bỏ ngay Bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”. Cùng với đó, ông Lương Thanh Nghị đã tái khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trên thực tế, những tháng gần đây cách hành xử của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông không làm ngạc nhiên giới quan sát và kể cả các quốc gia trong khu vực. Đã có nhiều lý giải về cách hành xử của Trung Quốc. Nhưng có lẽ, có một lý do mà giới quan sát đều nhận thấy thông qua lời lẽ của Trung Quốc; đó là: Họ đang quá khát khao nguồn tài nguyên của Biển Đông. Và, vì thế, họ đã bất chấp tất cả mặc dù có thể ở đôi lúc nào đó chính họ cũng biết cái lý của mình không đúng. Mới đây, chính tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc đã từng thừa nhận: Đối với một số nước ASEAN như Brunei, Malaysia, họ vẫn quen việc "luôn vẽ đường phân tuyến tới "tận cửa nhà người ta”. "Ngựa quen đường cũ”, nay cách làm này cũng được Trung Quốc tìm cách áp dụng với Việt Nam và cũng tờ báo trên đã đưa ra một giải thích hết sức thiếu thuyết phục là: Do Trung Quốc thấy bản đồ do Trung Hoa Dân quốc vẽ quá rộng, đem lại nhiều lợi ích nên "ăn theo” tuyên bố chủ quyền trong đó. Tuy nhiên, cũng chính bài viết không đề tên tác giả kể trên đã đặt vấn đề: Nam Hải quá rộng, nên dù mang tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa, thì không có nghĩa cả khu vực này thuộc chủ quyền Bắc Kinh. Và, "Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Sử dụng một "đường lưỡi bò” để vẽ lại toàn bộ Nam Hải thì chỉ xét về đạo lý cũng không thuận”.(*) Nói theo lý lẽ của bài báo trên tờ Hoàn Cầu thời báo thì xem ra có vẻ như Trung Quốc rất ngại và sợ khi một nước nào đó học cách tuyên bố chủ quyền theo kiểu bất chấp tất cả của họ. Đặc biệt là sợ sự lớn mạnh của bất cứ một quốc gia nào đó trong khu vực. Bởi, nếu vậy không chỉ khu vực châu Á- Thái Bình Dương mà cả thế giới cũng tiềm ẩn nguy cơ bất ổn rất cao. Như thế, Trung Quốc cũng chẳng lợi lộc gì.

Mặt khác, để củng cố cho đòi hỏi phi lý của mình, Trung Quốc đã nhiều lần ra tuyên bố phản đối các đối tác nước ngoài đã và đang có các dự án hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Việt Nam hoàn toàn có quyền tài phán theo UNCLOS 1982. Một tuyên bố áp đặt với các lời lẽ kiểu như: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển xung quanh ở Nam Hải (tức Biển Đông)... Yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài không dính líu vào tranh chấp chủ quyền tại đó dưới bất cứ hình thức nào”chính là nhằm vào các đối tác Ấn Độ và Nga- những đối tác đang định cùng Việt Nam khai thác dầu khí. Không chỉ cố đạt được lợi ích qua lời nói, mà Trung Quốc còn tìm cách gây rối với các nước láng giềng bằng đủ kiểu: Nào bắt bớ ngư dân và tàu cá của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; cắt cáp thăm dò, cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải ly... Các vụ va chạm xảy ra vào các thời điểm khác nhau, nhưng điểm chung giữa chúng là: Dường như, phía Trung Quốc đều chủ động gây rối; sau đó lớn tiếng quay sang chỉ trích và cho rằng, Việt Nam đang cố tình đánh vào lợi ích của Trung Quốc. Vậy có khác nào, Trung Quốc không hề thay đổi những hành động trái với luật pháp quốc tế mà họ đang tiến hành trên Biển Đông. Trái lại, họ vẫn tiếp tục những việc làm kiểu bất chấp luật pháp và đạo lý đó của họ. Trong khi đó, hành động và phát ngôn của Việt Nam vừa kiên quyết nhưng lại vừa hết sức đúng luật; được giới nghiên cứu và cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Cũng mới đây thôi, trước một tuyên bố và hành động kiểu như kể trên, ngày 12-4, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị đã nêu rõ: "Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” Ông Nghị đồng thời bày tỏ: "Việt Nam hoan nghênh đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam.” Như vậy là không chỉ phản đối hành vi sai trái của Trung Quốc, thay mặt Nhà nước ta, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị cũng khẳng định đanh thép rằng: Việt Nam cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam. Đồng hành cùng chúng ta, các đối tác cũng tuyên bố kiên định theo đuổi hoạt động thăm dò dầu mỏ tại Biển Đông.

Hơn lúc nào hết, chính chính giới Trung Quốc cần phải điều chỉnh các phản ứng có tính chất cực đoan trong dư luận cũng như truyền thông nước này vì chính lợi ích của mình. Thế giới giờ đã khác. Vì thế, cách phát ngôn kiểu bất chấp luật pháp và cách làm dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực với các nước láng giềng nay đã lỗi thời. Không những nó không có lợi cho hoà bình ổn định trong khu vực mà còn đang làm xấu đi hình ảnh của chính Trung Quốc trên trường quốc tế.

Hoàng Mai

(Daidoanket)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.