Lần đầu tiên LB Nga chính thức lên tiếng về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông
23 Tháng Năm 2012 3:57 CH GMT+7
Ngày 20/5, lần đầu tiên Nga lên tiếng về tình hình Biển Đông sau hơn một tháng khu vực này rơi vào căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải giữa Philippines và Trung Quốc. Nga tuyên bố phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của các nước bên ngoài vào những cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Đại sứ Nga tại Manila, ông Nikolai Kudashev cho biết: “Moscow rất quan ngại về “sóng gió” gần đây ở Biển Đông. Liên bang Nga tuyên bố phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của các nước bên ngoài vào những cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lập trường chính thức của chúng tôi”.

Theo ông Kudashev, Nga rất lưu tâm đến việc nước này cũng như Mỹ không phải là một bên trong cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh xung quanh bãi cạn Scarborough.

Nếu không thận trọng, chúng ta có thể sẽ bị coi là đang can thiệp vào tình hình nội bộ của các nước có tranh chấp trong khu vực Biển Đông”, ông Kudashev nói.

Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong một hoạt động tại Philippines
Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong một hoạt động tại Philippines

Đây là lần đầu tiên một quan chức chính phủ của Nga công khai nói trực tiếp về cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là một loạt nước gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan.

Ông Kudashev nhấn mạnh, Nga cũng như Mỹ đều “rất lo ngại” về vấn đề tự do hàng hải. “Chúng tôi liên tục cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Chúng tôi là một phần của khu vực này. Chúng tôi tin các nước sẽ coi trọng hàng đầu việc bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực. Chúng tôi cần môi trường thương mại, giao thông an toàn. Điều đó là cho tất cả các nước như Trung Quốc, Mỹ, Philippines, Singapore và tất cả mọi người”, Đại sứ Nga Kudashev nói thêm.

Ông Kudashev cho biết: “Nga ủng hộ các nước trong khu vực tìm kiếm một giải pháp hòa bình trên cơ sở đàm phán và đối thoại”. Ông này cho rằng, các nước như Nga, Mỹ và châu Âu có thể sẽ cung cấp sự giúp đỡ về mặt pháp lý cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nếu được đề nghị.

Trong khi các nước nhỏ có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc đang tìm cách “quốc tế hóa” những cuộc tranh chấp này thì Bắc Kinh liên tục phản đối nỗ lực đó. Bắc Kinh muốn giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ của họ trên cơ sở song phương. Vì thế, Trung Quốc đã tìm mọi cách để ngăn không cho các nước bên ngoài dính líu vào Biển Đông, đặc biệt là với hai cường quốc Nga, Mỹ./.

N.L.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.