Hé lộ bí mật về 'đường dây nóng' Xô - Mỹ
Wednesday, March 11, 2020 2:16 AM GMT+7
Được thiết lập năm 1963, sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba tháng 10/1962, đường dây nóng giữa Moscow - Washington cho phép lãnh đạo hai nước có thể liên lạc trực tiếp.

Một đại diện của công ty công nghệ Nga Rostech nói với Sputnik, đường dây nóng này sử dụng các thiết bị liên lạc do Liên Xô sản xuất, kể cả những gì được thiết lập ở Nhà Trắng.

Các chuyên gia Mỹ đã thử nghiệm một bộ xáo trộn âm tinh vi do công ty Avtomatica Concern, trực thuộc Rostech, phát triển và họ đã đề xuất dùng nó cho đường dây nóng điện thoại kết nối Washington với Moscow.

Ảnh minh họa.

Công ty cổ phần Avtomatica Concern là doanh nghiệp lớn nhất ở Liên bang Nga, chuyên về an ninh thông tin và các hệ thống kiểm soát tự động đặc biệt. Quan chức Rostech nói: "Thiết bị do Liên Xô sản xuất được sử dụng độc quyền kể từ khi lập đường dây nóng". Ông này nói thêm, Avtomatica Concern đã phát triển và chế tạo hàng chục bộ xáo trộn âm, chuyên dùng trong liên lạc cấp cao.

Việc lập đường dây nóng giữa Liên Xô và Mỹ diễn ra vào ngày 30/8/1963, trong bối cảnh hai nước tiến dần tới một cuộc chiến hạt nhân tổng lực vô cùng nguy hiểm. Chính quyền của Tổng thống John F. Kennedy phát hiện được Liên Xô đã triển khai ở Cuba loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bắn được tới Mỹ.

Những cuộc trao đổi ngoại giao vô cùng căng thẳng bị chậm trễ do hệ thống liên lạc yếu kém và chậm chạp. Dù Tổng thống Mỹ Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev có thể giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình và cả hai phía đã ký vào hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân, song mối lo về những hiểu lầm có thể xảy ra trong tương lai đã dẫn tới việc lắp đặt hệ thống liên lạc cải tiến.

Ngày 30/8/1963, Nhà Trắng ra thông báo, đường dây nóng mới sẽ giúp giảm rủi ro chiến tranh bùng phát do tai nạn hoặc hiểu nhầm. Thay vì trông cậy vào những bức điện tín phải gửi ra nước ngoài, công nghệ mới là bước tiến quan trọng, mà khi đó lãnh đạo Mỹ và Liên Xô chỉ cần nhấc điện thoại lên và liên lạc được với nhau 24h/ngày và 7 ngày một tuần. Lãnh đạo Mỹ và Liên Xô nhất trí, đường dây nóng chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp chứ không dành cho các cuộc trao đổi chính phủ thường lệ.

Năm 1967, khi cuộc chiến 6 ngày diễn ra ở Trung Đông, ông Lyndon B. Johnson trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng đường dây nóng này. Khi đó, ông gọi điện để thông báo cho nhà lãnh đạo Liên Xô Alexei Kosygin về việc cân nhắc phái máy bay tới Địa Trung Hải.

Theo doanhnghiepvn.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.