Chuyên gia: Nga nên theo đuổi ngoại giao khoa học ở Biển Đông
22 Tháng Chín 2020 7:45 CH GMT+7
TGVN. Bà Olga Krasnyak, Phó Giáo sư tại khoa Quan hệ Quốc tế, trường Kinh tế Cao cấp Moscow cho rằng Nga nên thúc đẩy ngoại giao khoa học ở Biển Đông.

Trong một bài phân tích đăng ngày 18/9 trên trang mạng của Hội Nghiên cứu Chính sách châu Á và Thái Bình Dương tại Australia, chuyên gia Olga Krasnyak nhận định Biển Đông có thể mang lại cho Nga những cơ hội hợp tác khoa học và những mối lợi lớn về mặt ngoại giao, giúp nước này tăng cường vị thế địa chính trị của mình.

chuyen gia nga nen theo duoi ngoai giao khoa hoc o bien dong

"Kinh nghiệm của Nga trong việc giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và sinh thái có thể giúp ích trong việc bảo vệ các rặng san hô ở Biển Đông". (Nguồn: CNN)

Về mặt lịch sử, sức mạnh và quyền lợi của Hải quân Nga trải rộng từ vùng Biển Đen và Biển Baltic ở phía Tây vòng lên vùng Bắc Cực ở Bắc Thái Bình Dương ở phía Bắc và phía Đông của Nga. Đây là khu vực quan trọng đối với Nga từ hàng thế kỷ nay và là một trong những lợi ích chiến lược cốt lõi của Moscow.

Biển Đông chưa là trọng tâm chú ý trong chính sách ngoại giao của Nga, phần lớn là vì ở xa nước Nga, không phải là nơi mà Moscow có nhiều quyền lợi kinh tế, trong khi đó lại là địa bàn tranh chấp của Trung Quốc và các nước ASEAN từ lâu.

Quan điểm chính thức mà Bộ Ngoại giao Nga đưa ra về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là phải bảo vệ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Theo chuyên gia Krasnyak, Moscow tin tưởng rằng ngoại giao là cách duy nhất để giải quyết một cách hòa bình tranh chấp ở Biển Đông.

Theo phân tích của bà Olga Krasnyak thì việc Nga chưa tham gia tích cực hơn đến vấn đề Biển Đông có thể tạo ra một khoảng trống để các cường quốc khác can dự. “Nếu quyết định hành động ngay từ bây giờ thì một trong những cách tiếp cận tốt để hiện diện ở Biển Đông có lẽ là chính sách ngoại giao khoa học”, bà Olga Krasnyak viết.

Cơ hội hợp tác khoa học và kinh tế

Ngoại giao khoa học là một công cụ đối ngoại thực thụ, vận dụng hợp tác khoa học quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề môi trường nhằm phát huy các lợi ích quốc gia. Vấn đề là áp dụng kiểu ngoại giao khoa học đó như thế nào ở Biển Đông.

Lấy ví dụ về Chính sách Bắc Cực của Nga. Nga có kinh nghiệm rất tốt trong lĩnh vực này và là thành viên Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn liên chính phủ dựa trên khoa học ngoại giao.

Trên một vài phương diện, tình hình Bắc Cực và Biển Đông có thể so sánh với nhau.

Cả hai đều tạo cơ hội cho việc thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế. Trung Quốc hiện đang tham gia một số dự án khoa học ở Bắc Cực cho nên Nga có thể đóng vai trò là người hòa giải và hỗ trợ trong việc giới thiệu và hướng dẫn các dự án khoa học chung giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ở Biển Đông.

Biển Đông là một vùng biển bận rộn nhất trên thế giới và phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về hậu cần mà Nga có thể giúp giải quyết. Điều này có thể mở ra cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven biển, bao gồm cả Trung Quốc…

Hành động vì môi trường

Ngoài ra, Nga có thể giành được chỗ đứng trong khu vực bằng các hành động vì môi trường và sinh thái.

Giống như ở Biển Đông, vùng biển Bắc Cực là không gian mà các hoạt động quốc tế làm gia tăng rủi ro về môi trường và sinh thái, điều mà Nga đã có nhiều kinh nghiệm trong việc khắc phục.

Theo cách tương tự, kinh nghiệm của Nga trong việc giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và sinh thái có thể giúp ích trong việc bảo vệ các rặng san hô ở Biển Đông.

Cuối cùng, nếu Nga có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy các tiến trình hòa bình và hợp tác khoa học quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và sinh thái ở Biển Đông, thì trong quá trình tạo lập được các tiến bộ khoa học và ngoại giao, nước này có thể nêu gương tích cực cho các cường quốc khác và xây dựng một chuẩn mực có lợi cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.