Đặc nhiệm Mỹ và chiến lược vùng Bắc Cực băng giá
21 Tháng Ba 2021 8:17 CH GMT+7
Lục quân Mỹ sắp thành lập các đơn vị đặc nhiệm có khả năng sinh tồn, chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực.

Lục quân Mỹ vừa công bố chiến lược hoạt động ở Bắc Cực, với kế hoạch thành lập bộ chỉ huy và các đơn vị có khả năng hoạt động ở mọi địa hình tại vùng địa cực băng giá, nhằm củng cố dấu ấn ở khu vực có ý nghĩa địa chiến lược ngày càng quan trọng.

Lính dù thuộc Lục quân Mỹ diễn tập sau khi rời trực thăng UH-60 Black Hawk ở Alaska /// Lục quân Mỹ

Lính dù thuộc Lục quân Mỹ diễn tập sau khi rời trực thăng UH-60 Black Hawk ở Alaska. LỤC QUÂN MỸ

Kế hoạch giành lợi thế

Theo Defense News, mục tiêu của chiến lược là bảo vệ lợi ích quốc gia, vươn sức mạnh ra toàn cầu và bảo vệ tổ quốc. Chiến lược được đăng trên trang web của Lục quân vào ngày 16.3, sau khi Tham mưu trưởng Lục quân James McConville phát biểu chủ đạo tại hội nghị trực tuyến Global Force Next của Hiệp hội Lục quân Mỹ.

Chiến lược được phát triển do tầm quan trọng gia tăng của Bắc Cực và mối đe dọa ngày càng nhiều tại khu vực này từ các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc, khi muốn tranh giành khu vực phía bắc và các tuyến đường biển vì lợi ích kinh tế.

“Nhiều đối thủ cạnh tranh của chúng ta tập trung vào Bắc Cực, nên nhiều đồng minh, đối tác của chúng ta cũng lo ngại về sự cạnh tranh đó”, tướng McConville cảnh báo.

Mục tiêu của chiến lược là nhằm giúp Lục quân “có thể nhanh chóng đưa ra các lực lượng đa địa hình trên toàn cầu, được huấn luyện, trang bị đặc thù và có thể chiến đấu, chiến thắng và sống còn trong điều kiện thời tiết cực lạnh và điều kiện đồi núi cheo leo trong thời gian dài”.

Lục quân dự định sẽ sử dụng lực lượng trong khu vực nhằm giành lợi thế trong các chiến dịch cạnh tranh, đối phó khủng hoảng và xung đột. Bên cạnh đó, lực lượng này sẽ củng cố mối quan hệ với các đồng minh và đối tác nhằm duy trì ổn định trong khu vực.

Lính đặc nhiệm đa địa hình

Cụ thể, Lục quân muốn thành lập Lực lượng đặc nhiệm đa địa hình (MDTF) ở Alaska, bao gồm trụ sở sư đoàn với các lữ đoàn được huấn luyện và trang bị đặc biệt nhằm giành lại thế thống trị trong điều kiện thời tiết lạnh âm hàng chục độ C.

Quyết định thành lập MDTF ở Alaska là bước đầu trong việc thiết lập các cơ sở để chiến lược thành công. Tại đó, đơn vị lục quân sẽ tiếp cận với các cơ sở huấn luyện đẳng cấp thế giới, cùng sự hiện diện của Không quân và Hải quân.

Đặc nhiệm Mỹ và chiến lược vùng Bắc Cực băng giá - ảnh 1

Binh sĩ Lục quân Mỹ di chuyển trên tuyết trong một cuộc diễn tập ở vùng Bắc Cực. ẢNH: LỤC QUÂN MỸ

Các đơn vị này sẽ có khả năng tạo ra thách thức chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2/AD) cho các đối thủ. Bên cạnh đó, đơn vị mới cũng sẽ giúp quân đội thử nghiệm và củng cố khả năng chỉ huy và kiểm soát liên quân đa địa hình.

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng để phát huy toàn bộ tiềm năng của lục quân ở Bắc Cực là vấn đề “nói dễ hơn làm”. Tại khu vực này, việc kết nối với nhau trong điều kiện cực lạnh là rất khó, địa hình cao và hạ tầng hạn chế, trong khi các thách thức về hậu cần không phải dễ giải quyết.

Theo kế hoạch, để chiến lược có hiệu quả, Lục quân sẽ phải xem xét về năng lực thao tác, khả năng chịu đựng, năng lực tình báo, bảo vệ, chỉ huy và kiểm soát cùng nhiều năng lực khác.

Đối phó thời tiết lạnh

Chiến lược cam kết cải thiện sự sẵn sàng của các đơn vị ở Bắc Cực với các trang phục, thiết bị giúp hoạt động trong điều kiện cực lạnh. “Thông qua các thử nghiệm, chúng tôi sẽ đánh giá những yêu cầu bảo vệ trong điều kiện băng tuyết, cực lạnh và môi trường cận bắc cực, nhằm thông tin cho việc phát triển, mua sắm các thế hệ trang phục chống lạnh và vật tư y tế thiết yếu phù hợp điều kiện thời tiết”, theo chiến lược.

Chiến lược dự định xem xét cải thiện khả năng lưu động trong điều kiện môi trường ở Bắc Cực, bao gồm việc cải thiện xe đa địa hình thời tiết lạnh (CATV) và xe hỗ trợ đơn vị nhỏ (SUSV) nhằm giảm thiểu các thách thức về địa hình. Bên cạnh đó, chiến lược còn đề cập đến các hệ thống phát điện mới, tăng cường liên lạc qua vệ tinh và các trạm truyền phát mặt đất nhằm vượt qua các thách thức về hạ tầng.

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.