Biển Đông và các tên gọi của nó
05 Tháng Mười Hai 2010 8:03 CH GMT+7
Biển Đông (vùng biển đông Việt Nam) là một biển rìa lục địa (marginal sea), một phần của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích áng chừng khoảng 3.500.000 km². Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương.

Biển Đông (vùng biển đông Việt Nam) là một biển rìa lục địa (marginal sea), một phần của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích áng chừng khoảng 3.500.000 km². Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Vùng biển này và phần lớn các đảo không có người ở của nó là mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia xung quanh. Những tranh chấp đó cũng thể hiện ở số lượng tên gọi được sử dụng để chỉ vùng biển này.

 

South China Sea là thuật ngữ phổ biến nhất trong tiếng Anh để chỉ vùng biển này, và tên trong đa số các ngôn ngữ Châu Âu khác cũng như vậy, nhưng các nước xung quanh thì gọi nó bằng nhiều tên khác nhau, thường phản ánh chủ quyền lịch sử của họ đối với quyền bá chủ vùng biển.

 

Trung Quốc thường hay gọi tắt biển này là Nam Hải (南海). Trong ngành xuất bản hiện nay của Trung Quốc, nó thường được gọi là Nam Trung Quốc Hải (南中國海), và cái tên này cũng thường được dùng trong các bản đồ bằng tiếng Anh do Trung Quốc ấn hành. Philippines gọi là biển Luzón theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippine.

 

Tại Việt Nam, hầu hết lãnh thổ hướng chính ra biển là hướng đông, do đó tên tiếng Việt của biển này hàm nghĩa là vùng biển Đông Việt Nam. Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể ra biển về hướng tây (vịnh Thái Lan) về phía các nước Campuchia và Thái Lan. Biển Đông Việt Nam còn ghi dấu ấn của mình vào văn hóa và lịch sử Việt Nam, thể hiện qua câu tục ngữ "thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn; Thuận bè, thuận bạn tát cạn biển Đông", hay thành ngữ "dã tràng xe cát biển Đông". Người Trung Quốc ở đảo Hải Nam thì có câu "phúc như Đông hải, thọ tỉ Nam sơn"[1]. Trong các tài liệu cổ về hàng hải của Bồ Đào Nha vào thế kỉ 15-16 còn có tên là Biển Chăm Pa.

 

Ngoài ra còn có East China Sea (tên quốc tế của biển này) ở phía bắc so với biển Đông Việt Nam, Trung Quốc gọi tắt là Đông Hải, khi tra cứu những tài liệu của Trung Quốc hoặc của nước khác tham khảo tài liệu Trung Quốc, chú ý không nhầm lẫn hai biển Đông này.

 

Tên gọi quốc tế của biển Đông ra đời từ nhiều thế kỷ trước, là biển Nam Trung Hoa vì thời bấy giờ Trung Quốc là nước rộng lớn nhất, phát triển nhất, nổi tiếng nhất trong khu vực và đã có giao thương với phương Tây qua con đường tơ lụa. Tên gọi nhiều biển, đại dương vốn căn cứ vào vị trí của chúng so với các vùng đất gần đó cho dễ tra cứu, không có ý nói về chủ quyền. Có thể kể ra các thí dụ là Ấn Độ Dương, là đại dương ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nước ở châu Á và châu Phi, không phải là của riêng nước Ấn Độ; hay biển Nhật Bản, được bao quanh bởi Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.

 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.