“Trò chơi” miệng hố chiến tranh giữa Mỹ và Iran
Monday, June 24, 2019 1:12 AM GMT+7
VOV.VN - Mỹ và Iran đang xích dần từng bước tới miệng hố chiến tranh, nhưng các chuyên gia lại cho rằng, chặng đường tới một cuộc chiến thực sự vẫn còn xa.

Quan hệ giữa Mỹ và Iran vốn đã nhiều phức tạp, đặc biệt là từ sau khi Tổng thống Donald Trump hồi tháng 5/2018 tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran năm 2015. Tuy nhiên, căng thẳng chưa bao giờ bị đẩy lên đến đỉnh điểm như hiện nay. Mọi thứ bắt đầu khi đầu tháng 5 vừa qua, viện dẫn các thông tin tình báo cho rằng có khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ Iran hoặc các bên ủy nhiệm nhằm vào lợi ích của Mỹ trong khu vực, Mỹ đã điều tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược, triển khai thêm tổ hợp tên lửa Patriot tới Trung Đông.

"tro choi" mieng ho chien tranh giua my va iran hinh 1

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln Mỹ điều tới Trung Đông hồi tháng 5/2019. Ảnh: Daily Express

Từng bước tiến đến miệng hố chiến tranh
Giữa tháng 5, có một số thông tin cho rằng chính quyền Trump thời điểm đó đã thảo luận về kế hoạch gửi thêm 120.000 quân tới Trung Đông giữa lúc căng thẳng với Iran. Tổng thống Trump sau đó đã bác bỏ thông tin này nhưng vẫn nói rằng ông sẵn sàng triển khai thậm chí còn nhiều hơn thế nếu cần thiết.

Trong một loạt tuyên bố trên Twitter, Tổng thống Trump có lúc thúc giục Iran ngồi xuống đàm phán với Mỹ nhưng cũng không ngừng đe dọa sẽ hành động nếu cần thiết.

Căng thẳng tiếp tục bị đẩy lên cao khi 2 tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman trong tuần trước. Mỹ nhanh chóng quy kết Iran đứng đằng sau, dù Iran bác bỏ mọi cáo buộc. Đầu tuần này, Mỹ thậm chí còn tuyên bố gửi thêm 1.000 quân tới Trung Đông.

Khi “thủ phạm” các vụ tấn công tàu chở dầu vẫn còn chưa ngã ngũ, ngày 20/6, Iran bắn hạ một máy bay do thám của Hải quân Mỹ với cáo buộc máy bay này xâm phạm không phận Iran. Chính quyền Trump thừa nhận một máy bay do thám của Mỹ bị Iran bắn hạ nhưng khi đó nó đang ở trong không phận quốc tế. Ông Trump thậm chí còn cho rằng, sự cố này là một cuộc tấn công “không khiêu khích” và có thể là sơ suất của một tướng quân đội hay quan chức Iran chứ không phải là chủ ý của chính quyền Tehran.

Khi được hỏi liệu Mỹ có đáp trả vụ bắn rơi máy bay do thám bằng một cuộc tấn công quân sự hay không, và liệu ông có sẵn sàng chiến tranh với Iran hay không, ông nói “Rồi bạn sẽ biết”.

Trong khi đó, cùng ngày, New York Times dẫn nguồn tin thân cận cho biết tối 20/6 (giờ địa phương), Tổng thống Trump ban đầu đã phê chuẩn một lệnh tấn công vào một số mục tiêu của Iran như radar và tên lửa, nhưng đã bất ngờ rút lại quyết định này. 

Không rõ chỉ đơn giản là ông Trump thay đổi suy nghĩ hay chính quyền của ông chưa sắp xếp được các vấn đề hậu cần và chiến lược. Cũng không rõ Nhà Trắng còn theo đuổi ý định tấn công hay không. 

Trong khi đó, các nghị sỹ đảng Dân chủ đã gióng hồi chuông cảnh báo Nhà Trắng đang từng bước đi đến chiến tranh với Iran, đồng thời tuyên bố phản đối bất cứ hành động quân sự nào nào mà không có sự phê duyệt của Quốc hội.

Nhiều nghị sỹ Dân chủ và một số chuyên gia cảm nhận rằng, chính sách Iran của chính quyền Trump hiện nay dường như là do Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton “điều khiển”. Ông Bolton lâu nay luôn có quan điểm cứng rắn với Iran và đã từng vài lần bày tỏ ủng hộ một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran. Điều đáng nói, ông Bolton, cũng là một trong những “kiến trúc sư” của cuộc Chiến tranh Iraq.

Iran không phải là Iraq thứ 2

Một cuộc chiến tranh với Iran có thể gây thiệt hại hơn nhiều so với khi Mỹ đưa quân tới Iraq năm 2003, sự kiện đã khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng và khiến Mỹ rơi vào một cuộc chiến kéo dài và tốn kém.

Theo Business Insider, quân đội Iran xếp thứ 14 trong số những quân đội mạnh nhất thế giới. Theo các ước tính gần đây, Iran có 523.00 lính sẵn sàng chiến đấu và khoảng 250.000 lính dự bị. Tiềm lực của Iran mạnh hơn hẳn so với Iraq. Thời điểm Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự hơn 10 năm trước, quân đội Iraq có chưa đến 450.000 binh sỹ.

Ảnh hưởng của Iran về địa chính trị cũng lớn hơn nhiều so với Iraq. Do đó, nếu Mỹ tấn công Iran, nó sẽ gây hỗn loạn ở Trung Đông. Iran có các bên ủy nhiệm ở khắp khu vực và có liên kết với các nhóm vũ trang, như Hezbollah ở Lebanon. Ước tính của Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 4 cho thấy, các lực lượng ủy nhiệm của Iran đã khiến 608 lính Mỹ thiệt mạng từ 2003-2011.

Theo Washington Post, một cuộc chiến tranh với Iran cũng có thể gây tôn hại lớn đến nền kinh tế, vì Iran nằm cạnh eo biển Hormuz - một eo biển hẹp nhưng là tuyến vận chuyển dầu mỏ quan trọng nhất thế giới. Các chuyên gia dự đoán nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa, nó sẽ dẫn tới sự suy giảm 30% lượng xuất khẩu dầu mỏ mỗi ngày trên toàn cầu và giá dầu sẽ tăng nhanh chóng.

Một số chuyên gia cho rằng, những gì Mỹ đang làm hiện nay chỉ là chiến thuật phô trương sức mạnh, và ông Trump là người thích làm điều đó.

Cách đây 2 năm, chính quyền Trump đã làm điều tương tự khi 3 tàu sân bay được triển khai ở các vùng biển gần Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của nước này. Một số chuyên gia khi đó tin chắc rằng hành động quân sự đã cận kề, nhưng cuối cùng, căng thẳng lại bắt đầu hạ nhiệt.

Do đó, bối cảnh hiện nay cho thấy nhiều khả năng sự dền dứ giữa Mỹ và Iran cũng giống như việc 2 bên đang thử thách sự kiên nhẫn của nhau và buộc bên kia phải nhượng bộ./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.