Tấm lòng thơm thảo với người chiến sĩ hải quân
Thursday, March 31, 2022 7:12 PM GMT+7
QĐND - Cô giáo Đỗ Thị Thơm, giáo viên Trường Mầm non xã Đông Sơn (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) là vợ của Thượng úy Nguyễn Viết Tưởng, hiện công tác tại quần đảo Trường Sa. Nhiều năm qua, cô đã trở thành hậu phương vững chắc để chồng yên tâm hoàn thành nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió.

Cô giáo Thơm nhớ lại, lần chạm mặt đầu tiên của hai người là ở nhà một người bạn của cả hai. Hồi đó, anh Tưởng được nghỉ phép về thăm nhà, đến chơi nhà bạn và gặp Thơm ở đó. Qua buổi nói chuyện, cô giáo Thơm thấy anh bộ đội Tưởng nói chuyện có duyên, vóc người rắn rỏi. Còn anh Tưởng thì thầm khen cô giáo mầm non trẻ trung, nụ cười tươi với chiếc răng khểnh duyên dáng.

Tấm lòng thơm thảo với người chiến sĩ hải quân

Gia đình hạnh phúc của cô giáo Đỗ Thị Thơm.

Tình cảm thân quý của hai người vừa chớm nở thì anh Tưởng phải trở lại đảo để thực hiện nhiệm vụ. Ở nơi xa, mỗi khi có thời gian, anh lại gọi điện về đất liền cho Thơm. “Ngày đó, điện thoại di động chưa phổ biến như bây giờ. Cả làng chỉ một, hai nhà lắp điện thoại cố định nên anh Tưởng phải gọi nhờ tới đó để xin gặp em. Cũng vì gọi nhờ nên anh chẳng dám bày tỏ gì ngoài mấy câu hỏi thăm rất nghiêm túc như "Em có khỏe không?", "Công việc thế nào?". Còn em thì chúc anh cố gắng phấn đấu để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, cô giáo Thơm kể.

Thế rồi một lần, cũng trong một cuộc điện thoại gọi nhờ ấy, Tưởng dường như không thể nén nổi cảm xúc thương nhớ nên đã đặt vấn đề tương lai của hai người. Anh nói nếu Thơm đồng ý, trong đợt về phép tới, anh sẽ thưa với bố mẹ sang nhà xin hỏi cưới Thơm về làm vợ. Cô giáo Thơm nhớ lại: “Em nghe xong vừa bất ngờ vừa hạnh phúc. Thực sự, em và anh Tưởng ít có thời gian ở gần bên nhau, cũng chẳng mấy khi nói những lời yêu đương ngọt ngào, nhưng tình cảm thì đã dành trọn cho nhau từ lúc nào không biết”.

Cô giáo Thơm là con út trong gia đình có 4 anh chị em nên có phần được bố mẹ, anh chị chăm chút hơn. Đồng ý lấy chồng là bộ đội thường xuyên phải xa nhà, cô biết mình sẽ phải vất vả nhiều hơn. Cô Thơm tâm sự: "Anh Tưởng vì nhiệm vụ, vì Tổ quốc nên phải xa gia đình. Vì vậy, em muốn bù đắp, trở thành hậu phương vững chắc của anh".

Thấm thoắt kể từ đám cưới của hai người đến nay đã hơn 10 năm. Đúng như cô giáo Thơm hình dung trước đó, thời gian là vợ chồng thì dài nhưng số ngày được ở bên nhau thì ngắn. Phần lớn thời gian, anh Tưởng ở ngoài đảo xa. Cô giáo Thơm và chồng thường gửi nỗi nhớ cho nhau qua những cánh thư. Trong thư, họ dành cho nhau tình cảm mặn nồng bằng những vần thơ, lời hẹn ước: “Chồng ước là cay đắng/ Để cho vợ ngọt ngào/ Chồng ước là vì sao/ Để vợ nhìn đắm đuối”...

Với Thượng úy Nguyễn Viết Tưởng, mỗi khi nghĩ về hậu phương, anh luôn cảm ơn cô gái Hà Nội thảo hiền đã luôn hoàn thành tốt vai trò người vợ, người mẹ, người con của hai bên gia đình. Suốt quá trình hai lần cô mang bầu, sinh con đều không có chồng bên cạnh. Rồi khi các con ốm đau, cha mẹ trái gió trở trời, cô đảm đang gánh vác việc lớn bé không một lời phàn nàn, than thở.

Ngoài chu toàn việc nhà, cô giáo Thơm còn luôn hoàn thành tốt công việc. Cô đã đoạt giải giáo viên giỏi cấp huyện, nhà giáo giỏi tiêu biểu mẫu mực cấp huyện.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.