Quân, dân huyện đảo Trường Sa nỗ lực từng ngày nhân lên sắc xanh nơi đầu sóng
Saturday, October 15, 2022 7:55 PM GMT+7
Đến với Trường Sa hôm nay, ai cũng ấn tượng với sắc xanh yên bình giữa biển khơi muôn trùng sóng gió.

Mang từng bao đất, từng cây giống ở đất liền ra đảo ươm trồng

Từ nhiều năm qua, Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân và Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã quan tâm, chỉ đạo ngành hậu cần nghiên cứu xây dựng nơi ăn, chốn ở chính quy cho quân, dân trên các đảo Trường Sa.

Cô và trò trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa trong không gian đầy sắc xanh của đảo

Trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, thổ nhưỡng chủ yếu là cát, san hô và đất (mang từ đất liền ra), khả năng giữ nước rất hạn chế, việc trồng cây xanh tại đây vì vậy cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những ngày sóng to, gió lớn, hơi nước mặn tràn qua đảo, phủ khắp bề mặt đất, trên lá và thân cây, làm thổ nhưỡng ngày một cằn cỗi, cây chậm phát triển. 

Mùa mưa, bão gió lớn, mùa khô lại thiếu nước nên cây xanh trên các đảo thường xuyên phải chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy để có một cây xanh tươi tốt, tỏa bóng mát trên các đảo ở huyện đảo Trường Sa không phải là một việc làm dễ thực hiện.

Để cải tạo không gian sống của mình, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa đã mang từng bao đất, từng cây giống ở đất liền ra ươm trồng. Trong quá trình đó, đơn vị đã có nhiều mô hình hay, sáng tạo để xây dựng cảnh quan môi trường chính quy, xanh, sạch, đẹp trên các đảo như: "Ngày thứ 7 tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh", "Tất cả vì màu xanh nơi đảo xa". Đặc biệt là mô hình "Vì Trường Sa xanh".

Anh Thái Minh Khai, người dân sinh sống ở xã đảo Song Tử Tây, chia sẻ: "Khi Lữ đoàn 146 và huyện đảo triển khai Mô hình "Vì Trường Sa xanh" trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, người dân chúng tôi vô cùng phấn khởi và hưởng ứng rất nhiệt tình. Chúng tôi chủ động đào hố, đổ phân để khi có cây là triển khai trồng được ngay. Mỗi cây mới trồng đều được che chắn và tưới nước đều đặn để cây phát triển xanh tốt. Thông qua hoạt động của mô hình là dịp để giáo dục, xây dựng ý chí quyết tâm của quân, dân thêm yêu mến, gắn bó với đảo".

Quân, dân huyện đảo Trường Sa nỗ lực từng ngày nhân lên sắc xanh nơi đầu sóng  - Ảnh 1.

Cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây nỗ lực trồng mới cây xanh trên đảo.

Nhiều đảo đã xây dựng những vườn ươm cây giống để trồng tại đảo và chuyển giao để trồng tại các đảo khác. Mỗi cán bộ, chiến sĩ khi được nghỉ phép hay hết nhiệm vụ trở về đất liền đều chủ động chiết, trồng tặng đảo từ 1 đến 2 cây xanh và chăm sóc cây phát triển tốt.

Việc trồng và chăm sóc cây xanh được các cán bộ, chiến sĩ thực hiện rất sáng tạo, linh hoạt. Các đảo tổ chức quy hoạch khu vực đất trồng cây phù hợp khuôn viên của đơn vị. Vào mùa mưa, tranh thủ đất còn mềm, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên đào hố sẵn, sau đó ủ phân xanh và phủ độn, làm tơi xốp đất bằng các loại cỏ, lá cây khô. Khi cây giống ra rễ, thời tiết phù hợp, đơn vị sẽ tổ chức trồng. Mỗi cây mới trồng, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đều tổ chức che, chắn gió, sóng, không để hơi muối mặn xâm nhập. Nguồn nước để tưới cây được cán bộ, chiến sĩ tận dụng từ nước mưa và nước ngọt đã qua sử dụng.

Binh nhất Nguyễn Duy Tương Lai, chiến sĩ tại đảo Song Tử Tây, tâm sự: "Chăm sóc cây xanh ở đây tỉ mỉ và tốn công hơn so với trong đất liền rất nhiều. Chúng tôi luôn coi cây xanh như người bạn thân sau những giờ huấn luyện trên thao trường. Chăm sóc, cắt tỉa cây xanh giúp chúng tôi thư giãn và cảm thấy gần gũi với cuộc sống quê nhà, từ đó thêm gắn bó với biển, với đảo hơn".

Đánh giá về mô hình "Vì Trường Sa xanh", Thượng tá Nguyễn Trung Quảng, Chủ nhiệm Hậu cần Vùng 4 Hải quân, khẳng định: "Mô hình "Vì Trường Sa xanh" của tuổi trẻ Lữ đoàn 146 đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cây xanh ở Trường Sa không những tạo cảnh quan đẹp, điều hòa khí hậu, ngọt hóa đất đai, tạo bóng mát mà còn làm tốt vai trò che, chắn gió, bão, góp phần trực tiếp vào khả năng phòng thủ chiến đấu của quân, dân trên đảo".

Giúp quân, dân huyện đảo có thêm điều kiện để trồng và chăm sóc cây xanh

Chỉ tính từ năm 2018 đến nay, đã có hàng trăm nghìn cây xanh được chuyển ra các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, bao gồm: các loại cây tạo màu xanh cho đảo như Dừa ta, Phi lao, Keo bạch đàn. Cây giúp đảo đơm hoa như Hoa giấy, Mẫu đơn. Cây giúp đảo kết trái như Dừa xiêm lùn siêu trái, Quất xuân. Ngoài ra, Câu lạc bộ "Tuổi trẻ vì Biển đảo quê hương" cũng chuyển nhiều cây gia vị cải thiện bữa ăn bộ đội như: Cây lá giang Bình Định, Sấu xanh Hà Nội, các loại hạt giống rau, giá thể trồng trọt...

Quân, dân huyện đảo Trường Sa nỗ lực từng ngày nhân lên sắc xanh nơi đầu sóng  - Ảnh 3.

Cán bộ, chiến sĩ đảo Sơn ca chăm sóc cây xanh mới trồng.

Với "Trường Sa xanh" năm 2022, Câu lạc bộ "Tuổi trẻ vì Biển đảo quê hương" dự kiến sẽ đưa 15.000 cây, hoa, cây quả ra đảo, được khởi động từ tháng 6/2022 đến 31/12/2022. Tuy nhiên, thực tế do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước ngọt nên tỉ lệ sống của cây chưa đạt như mong muốn.

Để "sắc xanh Trường Sa" mãi được nhân lên, để quân và dân huyện đảo Trường Sa thêm ấm lòng hơn nơi đầu sóng, ngọn gió, trở thành thành trì vững chắc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, quân và dân trên các đảo hiện đang rất cần các nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu và chế tạo thêm các loại máy lọc nước biển thành nước ngọt, thiết bị xử lý chất thải hữu cơ tại các điểm đảo. Cung cấp giải pháp đẩy nhanh tăng trưởng cây xanh tại các đảo, giúp cho quân, dân huyện đảo có thêm điều kiện để trồng và chăm sóc cây xanh, nhân lên sắc xanh Trường Sa giữa biển trời của Tổ quốc.

Theo thống kê, 5 năm gần đây, Vùng 4 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng chủ động đưa hơn 32 nghìn cây các loại ra trồng nhằm phủ xanh Trường Sa, với các giống cây: Mù u, Bàng vuông, Bàng ta, Tre, Phong ba, Bão táp, Phi lao, Nhàu…, đến nay đã vươn lên xanh tốt. Tuy nhiên, ước tính tỉ lệ phủ xanh ở Trường Sa đến nay mới chỉ đạt khoảng 45%. Để phủ xanh toàn bộ huyện đảo Trường Sa, ước tính cần khoảng 70 nghìn cây xanh và khoảng 700 tấn phân bón các loại, để bảo đảm cây sinh trưởng, phát triển tốt và phủ xanh toàn huyện đảo.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.