Mỹ có thể đánh chặn tên lửa siêu thanh của Trung Quốc?
25 Tháng Mười Hai 2021 9:39 CH GMT+7
Dân trí - Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, Mỹ có thể đã giải quyết được vấn đề làm thế nào để phát hiện vũ khí siêu thanh của đối thủ, nhưng vẫn chưa đủ khả năng đánh chặn chúng.

Hôm 22/12, C4ISRNET, một trang tin công nghệ quân sự của Mỹ, công bố báo cáo đề cập đến các vấn đề và xu hướng mới nổi trong chuyển đổi quân sự toàn cầu và công nghệ chiến tranh tập trung vào mạng lưới vệ tinh làm trung tâm.

Mỹ có thể đánh chặn tên lửa siêu thanh của Trung Quốc? - 1

Mỹ đang nỗ lực theo dõi và nhắm mục tiêu tới các loại vũ khí siêu thanh (Ảnh: L3Harris Technologies).

Theo báo cáo này, một vệ tinh nguyên mẫu, vốn sẽ giúp Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) theo dõi các mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh, đã vượt qua cuộc đánh giá thiết kế quan trọng, và có thể sẽ sớm được đưa vào chế tạo.

Được đặt tên là Cảm biến theo dõi tên lửa đạn đạo và siêu thanh không gian (HBTSS), nó sẽ hoạt động ở quỹ đạo thấp của Trái đất như các chòm sao gồm hàng trăm vệ tinh, theo báo cáo.

Hồi tháng 1, MDA đã chọn các nhà thầu gồm L3Harris Technologies và Northrop Grumman để thiết kế, chế tạo và trình diễn các vệ tinh nguyên mẫu cho HBTSS. L3Harris được trao 122 triệu USD, trong khi Northrop Grumman được trao 155 triệu USD để triển khai công việc.

"Sự kết hợp giữa tốc độ cao, khả năng cơ động và độ cao tương đối thấp của một số tên lửa tiên tiến đang nổi lên khiến chúng trở thành mục tiêu thách thức đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của chúng ta", Cơ quan Phát triển Không gian Mỹ (USDA) giải thích khi thông báo hợp đồng. "HBTSS là cần thiết, vì chúng ta không thể trang bị các radar trên mặt đất cho Trái đất và các đại dương".

Nói về chiến lược này của Mỹ, chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhou Chenming cho rằng, vũ khí siêu thanh khó bị phát hiện hơn tên lửa truyền thống, vì quỹ đạo của chúng khiến các hệ thống chống tên lửa khó tính toán điểm đến.

"Nhưng một chòm sao vệ tinh quỹ đạo thấp như Starlink (dự án phủ sóng Internet đến từng ngóc ngách của hành tinh của công ty SpaceX) có tiềm năng phát hiện và theo dõi tên lửa siêu thanh. Hệ thống này có một điểm yếu lớn là bảo trì rất tốn kém", ông Zhou nói.

Trong khi đó, một chuyên gia quân sự khác của Trung Quốc Song Zhongping nói rằng, ngay cả khi HBTSS có thể phát hiện và theo dõi tên lửa siêu thanh, không rõ liệu Mỹ có thể đánh chặn một vũ khí siêu thanh hay không. Ông nói: "HBTSS có thể đã giải quyết được vấn đề phát hiện, nhưng vũ khí siêu thanh không dễ bị đánh chặn".

Ông Song đồng ý với đánh giá của đồng nghiệp Zhou rằng, Mỹ sẽ cần thiết lập một chòm sao vệ tinh để theo dõi đường bay của tên lửa siêu thanh trên quy mô toàn cầu.

Vào tháng 8, Trung Quốc đã thử nghiệm một tên lửa siêu thanh có khả năng mang hạt nhân bay vòng quanh địa cầu trước khi tăng tốc tới mục tiêu, chứng tỏ khả năng vũ trụ tiên tiến khiến Mỹ phải bất ngờ, báo Financial Times đưa tin.

Một vũ khí siêu thanh có thể bay với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Nó có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu hoặc làm chệch hướng phòng thủ của quốc gia đối thủ trước một cuộc tấn công siêu thanh, mang lại lợi thế chiến lược.

Các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ như Lockheed Martin và Raytheon đã phát triển công nghệ vũ khí siêu thanh trong gần 3 thập kỷ qua. Yêu cầu ngân sách năm 2022 của Lầu Năm Góc cho nghiên cứu siêu âm là 3,8 tỷ USD, tăng từ 3,2 tỷ USD trong năm nay.

Nga và Ấn Độ cũng có vũ khí siêu thanh. 3M22 Zircon của Nga có thể bay với tốc độ gấp 6 lần tốc độ âm thanh và xuyên thủng các hệ thống phòng thủ chống tên lửa truyền thống.

Ấn Độ đã thử nghiệm một vũ khí siêu thanh được chế tạo trong nước vào tháng 9. Nước này cũng đang phát triển tên lửa hành trình siêu thanh, BrahMos II, với sự hợp tác của Nga.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.