Trung Quốc sẽ tạo cớ cản trở Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông?
28 Tháng Mười Hai 2021 5:54 CH GMT+7
Một chuyên gia về chính sách quân sự của Trung Quốc vừa đưa ra nhiều lý do để cho rằng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa nước này với ASEAN sẽ khó đạt được trong năm 2022.

Ngày 27.12, tờ South China Morning Post đưa tin bà Yao Yunzhu, cựu thiếu tướng quân đội Trung Quốc và hiện là một chuyên gia về chính sách quân sự, vừa có bài viết đăng trên chuyên san World Affairs - một ấn phẩm được cho là có liên quan với Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ tạo cớ cản trở Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông?  - ảnh 1

Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc được cho là đang đến Biển Đông tập trận. GLOBAL TIMES

Do Mỹ can dự ?

Theo đó, bà Yao Yunzhu cho rằng COC có thể bị trì hoãn do các tranh chấp chưa được giải quyết, cũng như sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc và đại dịch Covid-19… Các lý do này bao gồm việc liệu hiệp định có ràng buộc về mặt pháp lý hay không, phạm vi hiệu lực của COC, cũng như vai trò của các cường quốc ngoài khu vực đối với COC.

Đặc biệt, chuyên gia này nêu: “Khi các cuộc đàm phán đi vào chiều sâu, việc thương lượng sẽ trở nên căng thẳng hơn và sự can thiệp từ Mỹ và các cường quốc khác ngoài khu vực, khiến việc đạt được đồng thuận trở nên khó khăn hơn”. Thời gian qua, các chuyên gia Trung Quốc và chuyên gia quốc tế có quan hệ thân thiết với nước này thường xuyên có những bài viết với luận điểm cho rằng tình hình bất ổn ở Biển Đông là do sự can dự và các hoạt động quân sự của Mỹ tại đây. Với cách ngụy biện vừa nêu, Bắc Kinh đã chối bỏ toàn bộ trách nhiệm về việc không ngừng quân sự hóa, xây dựng hạ tầng, triển khai vũ khí và điều động lực lượng gây rối ở Biển Đông.

Tiếp tục răn đe quân sự

Vào năm 2017, ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận dự thảo khung của COC. Tuy nhiên, khi đó, phía Bắc Kinh cũng đã “móc” thêm ràng buộc qua lời phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị rằng việc thúc đẩy COC đi kèm với “sự ổn định và không có can thiệp từ bên ngoài”. Trả lời Thanh Niên, TS Swee Lean Collin Koh (chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore), từng cảnh báo thông điệp vừa nêu chính là cách để Bắc Kinh sẽ lấy cớ việc Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (như cho tàu chiến áp sát các thực thể đảo), tập trận… để cản trở quá trình đàm phán COC.

Chính vì thế, việc thiếu tướng về hưu Yao Yunzhu đưa ra các lý luận trên ẩn chứa khả năng Bắc Kinh sẽ lấy lý do các hoạt động của Washington nhằm tạo cớ trì hoãn quá trình đàm phán COC.

Thực tế gần đây, Trung Quốc vẫn liên tục đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Biển Đông. Ngày 21.12, tờ South China Morning Post đưa tin Trung Quốc đang điều động 2 nhóm tác chiến tàu sân bay là Sơn Đông và Liêu Ninh tập trận riêng biệt ở Biển Đông và Thái Bình Dương. Trong đó, tàu sân bay Sơn Đông đã rời cảng nhà ở Tam Á, tỉnh Hải Nam để tham gia “các cuộc tập trận định hướng chiến đấu” ở Biển Đông. Các cuộc tập trận sẽ bao gồm máy bay chiến đấu đổ bộ, kiểm soát thiệt hại và tìm kiếm cứu nạn hàng hải, nhưng không tiết lộ địa điểm của cuộc tập trận hoặc khi nào chúng sẽ diễn ra. Tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu nhóm chiến hạm vượt eo biển Miyako ở phía Đông Bắc Á để tiến vào Thái Bình Dương. Tờ báo dẫn lời giới quan sát Trung Quốc dự báo nhóm tác chiến tàu sân bay này sẽ tập trận ở khu vực gần eo biển Đài Loan và tại Biển Đông.

Thực tế, việc Trung Quốc phô diễn tàu sân bay ở Biển Đông và các vùng biển lân cận thường hàm ý mang uy thế lớn hơn trong việc thể hiện sức mạnh tàu sân bay với các bên trong khu vực cũng như Mỹ. Cho nên, với những động thái trên, Bắc Kinh cho thấy vẫn sử dụng sức mạnh quân sự mang tính răn đe ở Biển Đông. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với những gì Trung Quốc thường đề cập về “thiện ý” đối với COC.

Trung Quốc nói Nhật Bản “cần rút kinh nghiệm”

Tờ Hoàn Cầu thời báo tối 27.12 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc là ông Ngụy Phượng Hòa và người đồng cấp Nhật Bản Nobuo Kishi vừa có cuộc hội đàm qua điện thoại.

Cuộc hội đàm diễn ra sau khi Kyodo News cũng trong ngày 27.12 đưa tin Nhật Bản ngày 20.11 đã điều động lực lượng phòng vệ và lực lượng tuần duyên tổ chức các cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu đẩy lùi “cuộc tấn công của nước ngoài” được cho là nhằm củng cố năng lực bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà nước này đang tranh chấp với Trung Quốc.

Tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Ngụy Phượng Hòa, phát biểu trong cuộc hội đàm trên, kêu gọi Tokyo “rút kinh nghiệm”, “thẳng thắn đối mặt” và “ghi nhớ về lịch sử” rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở biển Hoa Đông.

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.