Nhật ký Đặng Thùy Trâm bản tiếng Nga
24 Tháng Bảy 2012 7:00 CH GMT+7
Ra mắt sáng nay tại Hà Nội (24-7), giữa những ngày mọi người Việt Nam tri ân các anh hùng, liệt sĩ, việc cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm xuất bản bằng tiếng Nga không chỉ góp phần bắc nhịp cầu văn học hữu nghị mà còn mang ý nghĩa đặc biệt cho tâm hồn và ý chí Việt Nam.
Đến bản dịch sang tiếng Nga lần này, Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được dịch sang 18 thứ tiếng trên thế giới. Trước ngày cuốn sách ra mắt tại Hà Nội, chúng tôi đã may mắn gặp gỡ và trò chuyện với TS Ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng - người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức dịch cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm sang tiếng Nga. Phấn khởi vì biết tin bạn đọc trong nước đang háo hức với buổi ra mắt sách, TS Nguyễn Huy Hoàng cũng cho biết việc dịch cuốn sách này thực sự là một cơ duyên, bởi cách đây 6 năm ông đã tình cờ đọc được cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm trên một chuyến bay về nước. Trong lời giới thiệu về cuốn sách ông cũng đã nói rõ cho bạn đọc Nga biết về cơ duyên với tác phẩm này.

Phải mất tới 6 năm để ra mắt bản dịch Nhật ký Đặng Thùy Trâm bằng tiếng Nga, TS Nguyễn Huy Hoàng chia sẻ rằng từ ý tưởng đến thực hiện là cả một quá trình nỗ lực rất dài. Bởi bản thân cuốn nhật ký viết dành riêng cho một người chứ không phải cho nhiều người đọc. Vì vậy để có một bản dịch chuẩn, đẹp về câu chữ, lại chuyển tải được những thông điệp muốn nói …ông đã phải mất nhiều công sức để tìm những dịch giả giỏi, có tâm huyết. Nhưng suốt một thời gian dài, ước mong đó vẫn chưa thực hiện được vì những lý do khách quan. Và điều đó đã làm ông cứ canh cánh mãi bởi một lời hứa thiêng liêng trước vong linh người anh hùng đã khuất.

Cơ may, trong một lần hội kiến với các thành viên Câu lạc bộ May mặc Thăng Long của người Việt Nam tại Matxcơva, những người yêu thích tác phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” cũng nung nấu ý tưởng dịch tác phẩm đó ra tiếng Nga, để cho những người Nga thế hệ mới hiểu được tâm hồn và ý chí người Việt Nam trong cuộc chiến tranh giữ nước. Những người trong Ban Chấp hành của Câu lạc bộ sẵn sàng tài trợ in ấn, mong muốn ông đứng ra tổ chức dịch để tác phẩm này đến được với bạn đọc Nga.

Chỉ sau một thời gian rất ngắn: 8 tháng (khởi động từ tháng 7-2011), cuốn sách bản tiếng Nga có tên gọi là "Nhật ký chiến tranh” đã được giới thiệu tới công chúng với sự đóng góp tích cực của các cộng sự: TS Lê Văn Nhân - TS Ngữ văn của Trường ĐH Ngoại ngữ và TS A.Xocolov. Dày 340 trang, cuốn sách chia làm gồm 4 phần. Phần 1: Lời giới thiệu của TS Nguyễn Huy Hoàng với bạn đọc Nga; Phần thứ hai là Lịch sử cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm do em ruột liệt sĩ - bà Đặng Kim Trâm giới thiệu; phần thứ ba là giới thiệu toàn bộ bản dịch Nhật ký Đặng Thùy Trâm; phần thứ tư là bài viết lời tựa xúc động của ông N.N. Kolesnik - người đứng đầu tổ chức của các cựu chiến binh Nga, một chuyên gia Nga từng công tác tại Việt Nam.

 


Được giới thiệu trong nước những ngày tháng 7 này với sự phối hợp của Trung tâm văn hóa Đông Tây, cuốn sách không chỉ là một thông điệp gửi tới thế hệ trẻ hôm nay niềm tự hào về những anh hùng dân tộc, về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của người Việt, mà hơn thế nữa, đây còn là cây cầu bắc tình hữu nghị văn học giữa hai dân tộc Việt - Nga. Theo TS Nguyễn Huy Hoàng, đã 20 năm qua, kể từ năm 1992 đến nay gần như không có tác phẩm văn học Việt Nam nào, một bộ phim Việt Nam nào được dịch giới thiệu tới công chúng Nga. Vì vậy không riêng có người Nga mà một thế hệ người trẻ Việt Nam sinh ra ở đất Nga cũng chưa có dịp tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Việt Nam. Và cũng không chỉ người Việt ở Nga chờ đợi mà ngay cả những người Nga khi biết tin cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm được xuất bản bằng thứ ngôn ngữ nước họ, thì không ít người từng biết đến Việt Nam cũng rất hồi hộp đón đợi. TS Nguyễn Huy Hoàng cho biết: trước khi cuốn sách được ra mắt, đã có nhiều người Việt ở Nga đăng ký xin sách để tặng những người bạn Nga đang làm việc ở công ty, doanh nghiệp của mình. Những người Nga quen biết Việt Nam, những người trong Hội Cựu chiến binh Nga, Quỹ Hòa bình Nga… cũng đang háo hức vô cùng…

Xuất bản 3.500 bản, cuốn sách này in ra chỉ để tặng độc giả. Sau khi giới thiệu và tặng các độc giả Việt Nam, 2.500 cuốn sẽ được mang sang giới thiệu và tặng các bạn đọc Nga vào tháng 9 tới đây. Ra mắt cuốn sách này, TS Nguyễn Huy Hoàng mong muốn: Nhật ký Đặng Thùy Trâm sẽ tiếp tục được nhân bản nhiều hơn nữa tại Nga. Và sau cuốn Đặng Thùy Trâm, hi vọng sẽ còn nhiều cuốn sách khác nữa sẽ đến với độc giả Nga và bạn đọc trên toàn thế giới.

(theo Daidoanket)


____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.