Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: Gắp lửa bỏ tay người
16 Tháng Sáu 2014 6:10 SA GMT+7
Dư luận và giới chuyên môn đặc biệt quan tâm tới báo cáo trái phiếu tháng 6 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, bởi trong 4 tháng đầu năm 2014, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), chủ sở hữu giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (HD-981) đang hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã huy động khoảng 4 tỉ USD để hoàn thành 3 giàn khoan Hải Dương 982, 943 và 944, do công ty con của CNOOC chịu trách nhiệm.

Việc đóng 3 giàn khoan kể trên là một trong “10 chương trình trọng điểm” của Bắc Kinh và dự kiến, giàn khoan Hải Dương 982 do Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) đảm trách sẽ hoàn thành vào tháng 08/2016. Còn 2 giàn khoan Hải Dương 943 và 944 dự kiến hoàn thành trong tháng 9 và tháng 10/2015.

Tiền hậu bất nhất

Ngày 11/06, Đài NHK (Nhật Bản) dẫn lời người phát ngôn Liên Hiệp Quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho biết, tổ chức này sẵn sàng làm trung gian để giải quyết căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc và Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi hai bên giải quyết căng thẳng một cách hòa bình và hợp pháp.

Ngày 10/06, biên tập viên Tạp chí The Diplomat Zachary Keck đã vạch trần thủ đoạn đánh tráo khái niệm pháp lý quốc tế sau khi Phó đại sứ Trung Quốc tại LHQ Vương Dân trắng trợn vu khống Việt Nam tại LHQ (ngày 09/06). Theo đó, Trung Quốc muốn biến việc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thành “tranh chấp lãnh thổ” tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc đang kiểm soát phi pháp Hoàng Sa và liên tục chối bỏ thừa nhận tồn tại tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo này.

Và quyết định vu cáo Việt Nam tại LHQ có thể phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của Bắc Kinh về khả năng Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp pháp lý để đối phó với tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Bởi nếu Việt Nam kiện Trung Quốc theo UNCLOS sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn từ Nhật Bản, Australia, Mỹ và nhiều nước khác nên Bắc Kinh chơi con bài “ra tay trước” hòng ngăn cản Việt Nam khởi kiện, tách vụ hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ra khỏi phạm vi của UNCLOS. The Diplomat cho rằng, Trung Quốc đang chơi con bài nguy hiểm bởi không có luật pháp quốc tế nào công nhận “đường lưỡi bò” phi lý mà Bắc Kinh đang cố đeo bám.

Ngày 09/06, khi trả lời Tạp chí The National Interest (Mỹ), Nghị sĩ J. Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Lực lượng và Sức mạnh trên biển thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ cho rằng, Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng khu vực để đối phó với nguy cơ bị kiện sau khi chiếm bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, quấy rối tàu USS Cowpens của Mỹ, quấy rối Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và sẵn sàng làm phiền Washington và các nước láng giềng. Nhiều học giả coi hành động vu khống Việt Nam tại LHQ của Trung Quốc càng bộc lộ rõ bản chất mà Bắc Kinh đang hành xử đối với các nước có tranh chấp biển đảo.

Ngày 11/06, Tân Hoa xã dẫn lời Giáo sư quan hệ quốc tế Học viện Ngoại giao Trung Quốc Chu Vĩnh Sinh cho rằng, hành động vu cáo Việt Nam tại LHQ nhằm chuẩn bị dư luận để Bắc Kinh có thể “sử dụng các biện pháp chế áp cần thiết để ngăn chặn Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc”?! Trước đó (10/06), tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng bài “Chuyên gia: Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng” của tác giả Trương Kiến Cương, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng Đông nhằm cổ vũ cho hành động hiếu chiến - có thể sử dụng vũ lực để “trỗi dậy hòa bình” mà Bắc Kinh đang theo đuổi.

Ðại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa (trái) bắt tay Tổng thống Philippines Beniqno Aquino

Gia tăng “năng lực biển”

Ngày 11/06, “đối thoại 2+2” giữa Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã diễn ra tại Tokyo. Một trong những nội dung được dư luận quan tâm là thỏa thuận chuyển giao công nghệ tàu ngầm, đặc biệt là hệ thống động cơ AIP giữa Tokyo và Canberra sau khi Australia có kế hoạch mua 12 tàu ngầm mới của Nhật Bản với chi phí lên tới 37 tỉ USD. Tại “đối thoại 2+2”, 4 vị bộ trưởng đã tái khẳng định sự phản đối trước mọi nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông và biển Hoa Đông thông qua ép buộc hoặc sử dụng vũ lực. Cũng trong ngày 11/06, Hạ viện Nhật Bản đã ra tuyên bố về Biển Đông, đồng thời bày tỏ quan ngại về những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc.

Ngày 10/06, kênh tin tức ANC (Philippines) dẫn cảnh báo của cựu cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: “Nếu Trung Quốc hoàn thành kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sự ổn định của ASEAN sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Theo ông Roilo Golez, căn cứ Trung Quốc dự tính xây dựng có bến tàu để tiếp tế và hỗ trợ cho tàu khu trục và đường băng dài hơn 1,6km có thể để máy bay chiến đấu như J-11 (có tầm bay qua lãnh thổ Philippines, một phần Việt Nam, Malaysia và hầu hết Borneo - đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc Brunei, Malaysia và Indonesia) cất và hạ cánh. Ông Roilo Golez khẳng định, Trung Quốc muốn thay đổi thế cân bằng quyền lực tại Đông Nam Á thông qua kế hoạch xây dựng công trình phi pháp kể trên. Đồng thời thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông bằng “đường lưỡi bò” tự vẽ.

Theo giới chuyên môn, đảo nhân tạo này được cho là sẽ rộng ít nhất gấp đôi căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Còn theo Hãng Bloomberg, Trung Quốc đang âm mưu xây đảo nhân tạo nhái khu nghỉ dưỡng Cây cọ của Dubai tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 09/06, tờ Want Daily của Đài Loan dẫn lời ông Hồ Thụy Chu, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu An ninh thuộc Trường đại học Chính trị Đài Loan cho rằng, Trung Quốc đang mở rộng chính sách chiến tranh trên 3 mặt trận (đó là tấn công tâm lý, truyền thông và pháp lý, từng được áp dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Đài Loan) để “xử lý vấn đề Biển Đông”.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La

Cũng trong ngày 09/06, Bắc Kinh xác nhận sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới “Vành đai Thái Bình Dương 2014” do Washington tổ chức vào trung tuần tháng 6. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia tập trận chung do Mỹ tổ chức và Bắc Kinh sẽ gửi 2 tàu chiến, 1 tàu vận tải, 1 tàu bệnh viện cùng 2 trực thăng tới vùng biển gần đảo Guam.

Trong báo cáo thường niên về quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc cảnh báo, Bắc Kinh hiện đại hóa không quân ở mức chưa từng có - là lực lượng không quân lớn nhất châu Á, lớn thứ ba thế giới. Bởi Trung Quốc muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về năng lực với lực lượng không quân phương Tây, trong đó có máy bay, năng lực chỉ huy và kiểm soát (C2), phá sóng, tác chiến điện tử (EW) và kết nối dữ liệu. Hiện lực lượng không quân Trung Quốc có khoảng 330.000 người với hơn 2.800 máy bay các loại (chưa kể máy bay không người lái). Trong số hơn 2.800 máy bay có khoảng 1.900 chiến đấu cơ.

Tạo sự đã rồi

Theo Giáo sư Richard Heydarian đến từ Đại học Ateneo, Philippines, Trung Quốc muốn tạo sự đã rồi bằng cách khai hoang, cải tạo và chiếm các vùng biển tranh chấp cùng những phần đất tại đó. Theo Tiến sĩ William Choong, chuyên gia về Châu Á - Thái Bình Dương của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), có vô số lỗ hổng về yêu sách “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra hòng độc chiếm Biển Đông. Còn theo ông Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Ðông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, những hành động của Trung Quốc thời gian qua tại Biển Đông là mối đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực bởi làm gia tăng nguy cơ về một cuộc xung đột vũ trang tại đây.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio T. Carpio đã sử dụng bản đồ cổ của Trung Quốc để lật tẩy Bắc Kinh khi dùng vũ lực và bịa ra các “căn cứ lịch sử” nhằm biện bạch cho tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Trong khi đó, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cảnh báo, nếu Trung Quốc đe dọa đồng minh của Mỹ thì Washington sẽ sử dụng vũ lực để dạy cho Bắc Kinh một bài học. Trong bài viết trên Tạp chí The National Interest (Mỹ), chuyên gia Sean Mirski ở Đại học Luật Harvard nhận định, Trung Quốc đang áp dụng chiến lược trì hoãn giải quyết tranh chấp nhằm tránh né đàm phán về các tuyên bố chủ quyền. Và chiến thuật được áp dụng là đàm phán song phương bởi dễ thể hiện sức mạnh.

Khi trả lời phỏng vấn The New York Times, ông Taylor Fravel, Giáo sư về chính trị học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã khẳng định, Trung Quốc luôn nuôi dưỡng ý đồ hiếu chiến; đồng thời khuyến cáo, bản chất “thích hành động đơn phương” của Bắc Kinh đang khiến các quốc gia láng giềng quyết tâm đẩy mạnh hợp tác an ninh hàng hải với Mỹ và Nhật Bản để phòng ngừa Trung Quốc.

Sau 4 ngày nhóm họp (từ 7 đến 10/06), các cuộc họp SOM ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác được tổ chức tại Yangon, Myanmar đã kết thúc với việc Mỹ ủng hộ các quan điểm của ASEAN, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng gia tăng, đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, và an ninh, an toàn hàng hải của khu vực. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Châu Á - Thái Bình Dương Daniel Russel tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng đang tiếp tục leo thang trên Biển Đông, đồng thời tái khẳng định bất kỳ hành vi cưỡng bức hay đe dọa nào đều không thể chấp nhận. Ông Daniel Russel cũng nhắc tới việc Tòa án trọng tài quốc tế vừa yêu cầu Trung Quốc trong vòng 6 tháng phải trả lời đơn kiện của Philippines liên quan đến yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh trên Biển Đông. Dù Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng ông Daniel Russel vẫn nhấn mạnh, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ lâu.

Múa tay trong bị

Ngày 11/06, Hãng Reuters cho biết, Nhật Bản bắt đầu đàm phán với các nhà sản xuất trực thăng hàng đầu thế giới về hợp đồng trị giá 2 tỉ USD để sản xuất máy bay vận tải cho quân đội và xuất khẩu ra nước ngoài. Cũng trong ngày 11/06, Hãng Reuters/Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera phản đối Trung Quốc về việc máy bay tiêm kích của Bắc Kinh bất ngờ tiếp cận một máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) trên vùng trời biển Hoa Đông hôm 11/06. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 24/05 khi xảy ra vụ việc tương tự liên quan tới máy bay quân sự của Trung Quốc và máy bay của SDF.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Châu Á - Thái Bình Dương Daniel Russel

Cùng ngày 11/06, tờ South China Morning Post dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, Bắc Kinh sẵn sàng cho thỏa thuận cuối cùng về tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ và đã chuẩn bị tăng cường đầu tư ở quốc gia Nam Á này nếu các quy định thương mại được nới lỏng. Giới bình luận cho rằng, Trung Quốc muốn thỏa hiệp với Ấn Độ nhằm ổn định phía tây để rảnh tay “giải quyết phía đông”. Theo nhận định của chuyên gia trưởng Stratfor Robert D. Kaplan, một cơ quan phân tích toàn cầu, Biển Đông là ngả thông thương quan trọng giữa Trung Quốc và Ấn Độ, kiểm soát hơn một nửa lượng tàu bè của thế giới, trong đó có 80% lượng cung dầu mỏ của Trung Quốc. Việc kiểm soát vùng biển này là lý do vì sao Biển Đông đang là khu vực bị tranh chấp gay gắt nhất thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực nhạy cảm này.

Ngày 09/06, tờ Philstar (Philippines) cho biết, phát biểu tại Đại học Philippines, Giáo sư Robbert Sutters ở Đại học George Washington (Mỹ) khẳng định, Washington và đồng minh không có ý định khơi dậy đối đầu vũ trang với Trung Quốc; và chiến lược tái cân bằng lực lượng tại châu Á của Mỹ cùng chiến lược củng cố quan hệ với đồng minh trong khu vực cũng không nhằm khiêu khích Bắc Kinh. Trước đó (05/06), tại Viện Quan hệ quốc tế NaUy (NUPI) đã diễn ra hội thảo “An ninh biển ở Đông Á” với 3 diễn giả chính là Giáo sư Geoffrey Till thuộc Khoa Nghiên cứu quốc phòng của trường King’s College London (Anh); Tiến sĩ Sam Bateman thuộc Trung tâm Quốc gia Australia về tài nguyên và an ninh biển, Đại học Wollongong và Giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình Na Uy (PRIO). Tham dự hội thảo có khoảng 30 đại biểu và các học giả châu Âu đều cho rằng “đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý.

Ngày 10/06, tờ Inquirer dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Philippines khi ông Triệu Giám Hoa phát biểu nhân lễ kỷ niệm quan hệ hữu nghị Trung Quốc - Philippines lần thứ 13 tại Manila: Bắc Kinh và các nước láng giềng châu Á cùng chia sẻ “cảm hứng chung trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực”; đồng thời cho rằng, tranh chấp biển đảo giữa hai nước chỉ là “tạm thời” và cam đoan sẽ được giải quyết một cách hòa bình vấn đề này! Tổng thống Benigno Aquino đã hối thúc Trung Quốc “tham gia các sáng kiến thân thiện” để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông. Theo tờ China Times, giàn khoan HD-981 mới là khúc dạo đầu cho 1 thời kỳ xung đột kéo dài giữa Bắc Kinh với 2 nước láng giềng Đông Nam Á là Philippines và Việt Nam.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.