Tác nghiệp nơi đầu sóng ngọn gió
21 Tháng Sáu 2014 5:34 SA GMT+7
Đã ba lần ra vùng biển Hoàng Sa làm nhiệm vụ, tiếp xúc với nhiều phóng viên, thuyền trưởng tàu CSB 4033 Lê Trung Thành nhận xét: “Tàu nhỏ, hầu như đa số phóng viên rất mệt mỏi do điều kiện sinh hoạt chật chội lại sóng gió nhưng bằng sự nỗ lực và quyết tâm, họ luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu. Các phóng viên làm việc rất nhiệt tình, chăm chỉ. Họ luôn mong muốn hoàn thành nhiệm vụ, ghi lại được những hình ảnh chân thực nhất. Các phóng viên nước ngoài làm việc xuyên trưa, xuyên đêm, chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy tàu rất tự giác. Họ tận dụng từng chút thời gian để viết bài xong là truyền hình ảnh về ngay. Phóng viên quốc tế rất chuyên nghiệp, đều mang theo thiết bị truyền hình ảnh trực tiếp. Có phóng viên người Nhật Bản, Qatar chỉ đi một mình, tự dẫn, tự quay. Có phóng viên còn nhờ mình quay giúp khi họ đang dẫn. Ngoài anh em thông dịch viên, tàu còn nhờ phóng viên người Việt biết tiếng Anh hỗ trợ phóng viên nước ngoài, giúp tàu thông ngôn, tạo điều kiện cho họ tác nghiệp tốt nhất”.

 

Với những phóng viên không có thiết bị truyền hình ảnh, tin bài về cơ quan, một số tàu cảnh sát biển có vệ tinh Vinasat đã hỗ trợ rất nhiệt tình. Trung úy Hoàng Văn Hải (34 tuổi, phụ trách ngành thông tin tàu CSB 8001) kể có lúc tới 23g anh mới gửi xong hình ảnh, clip cho phóng viên về đất liền. Phóng viên đi theo tàu có lúc lên đến cả chục người. Ai cũng muốn gửi thật nhanh, thật sớm hình ảnh, video của mình về tòa soạn. Nhưng đường truyền có lúc bị trục trặc, mất tín hiệu. Trung úy Hải lại tự mày mò khắc phục, tiếp tục truyền hình ảnh về bờ. Còn đại úy Phạm Đức Hạnh (nhân viên Ban tuyên huấn - phòng chính trị Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) từng thức hơn 1g sáng để giúp gửi video phóng sự của phóng viên Đài truyền hình Việt Nam về kịp phát chương trình Chào buổi sáng. Nhiều ngày có mặt cùng tàu 8003 và 8001, tôi đã chứng kiến không ít lần trung úy Hải và đại úy Hạnh phải ăn cơm trễ để gửi hàng trăm file ảnh, video cho hàng chục phóng viên các báo, đài để kịp giờ lên sóng, in ấn.

Hoàng Sa có những ngày biển động mạnh. Liên tục 3-4 ngày biển nổi sóng. Sợ nhất là kiểu sóng lừng, “hạ gục” biết bao phóng viên phải nằm bẹp giường, bỏ bữa. Thuyền trưởng tàu CSB 4033 nói anh rất ấn tượng nữ phóng viên Đài NHK người Nhật Aikiko Ichihara (35 tuổi). “Aikiko một mình một máy quay, tự nói, tự ghi hình. Có lúc sóng gió rất to, chỉ có 3-4 phóng viên nam đảm bảo sức khỏe bám trụ được leo lên cabin buồng lái tác nghiệp nhưng Aikiko vẫn kiên trì có mặt mọi lúc mọi nơi. Đến giờ ăn, phóng viên cả tàu bỏ cơm. Tôi đi ngang vẫn thấy một mình Aikiko ngồi ăn, rất đúng giờ” - thượng úy Lê Trung Thành kể.

Thuyền trưởng Lê Trung Thành bảo: “Điều tôi xúc động nhất là khi được đưa xuống xuồng để chuyển tàu, các phóng viên nước ngoài tâm sự bản thân họ không sợ nguy hiểm nhưng rất sợ những tư liệu quý giá có được trong chuyến đi này rơi xuống biển. Tôi cảm nhận họ rất trân trọng những gì họ đang làm. Còn một điều vui nữa là tình cảm của các bạn phóng viên dành cho tàu. Khi chia tay, mọi người quyến luyến lắm. Có người còn khóc. Anh em chúng tôi cũng buồn lắm mỗi khi chia tay đoàn”.

MY LĂNG

 

 

Phóng viên My Lăng với các sĩ quan trên tàu CSB 8001 - Ảnh: cảnh sát biển
Thiếu tá Hoàng Quốc Đạt (hải đội trưởng hải đội 201 - Vùng cảnh sát biển 2) nói: “Tôi nghe các đồng nghiệp kể My Lăng một tay vừa cầm điện thoại cố gắng gọi về cơ quan, một tay vừa cầm bao nilông ói và bên cạnh là laptop. Trong chuyến này, đây là phóng viên nữ duy nhất trên tàu 4032. Tôi rất khâm phục khi biết một cô gái nhỏ nhắn như My Lăng đã dám xung phong ra đây. Tác nghiệp ở nơi như thế này là một điều rất đáng trân trọng vì không phải ai cũng dám đi”.

 

Theo TTO

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.