Họ xuống tàu như một người lính
21 Tháng Sáu 2014 5:56 SA GMT+7
“Ngày nóng bỏng nhất ở Hoàng Sa, các nhà báo đã có mặt ngay bên cạnh chúng tôi. Dù không quen với sóng gió nhưng họ sẵn sàng bước xuống tàu và làm công việc như một người lính biển. Và từ Hoàng Sa, các nhà báo đã ghi lại bằng chứng xác thực nhất về sự hung hăng, tàn bạo của tàu Trung Quốc, làm cầu nối cho cả thế giới biết rằng Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam” - thiếu tá Hoàng Quốc Đạt, hải đội trưởng hải đội 201 Cảnh sát biển vùng 2, tâm sự.

 
Anh em phóng viên cùng thủy thủ tàu cảnh sát biển chống đẩy cho tàu khởi hành - Ảnh: My Lăng

Dù chỉ bên nhau trong khoảng thời gian ngắn ngủi, có người chỉ một tuần, người lâu hơn thì nửa tháng nhưng giữa người lính biển và các nhà báo đã để lại cho nhau tình cảm thắm thiết trong những ngày ở Hoàng Sa. “Công việc của chúng tôi và các nhà báo những ngày trên biển hết sức căng thẳng, nhất là lúc tàu chúng ta áp sát khu vực giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền và bị tàu Trung Quốc đâm va, phun vòi rồng. Nhưng quả thật trong những thời khắc quan trọng đó, chúng tôi hết sức xúc động khi thấy tinh thần tác nghiệp của anh em nhà báo. Họ vừa phải vật lộn với từng cơn sóng biển, có người say sóng mệt lả người nhưng chỉ cần nghe khẩu lệnh là cầm máy ảnh nhảy lên đài chỉ huy để ghi hình, chụp ảnh. Chứng kiến cảnh anh em phóng viên có người vừa ói vừa chụp hình mới thấy được nhiệt huyết, sự hăng say trong nghề nghiệp của họ. Họ sẵn sàng chịu vất vả, hiểm nguy để cố ghi lại bằng được những bức ảnh, thước phim xác thực nhất, khách quan nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền” - thiếu tá Đạt kể lại.

Trong những ngày tác nghiệp trên biển, trước sự hung hăng của tàu Trung Quốc đôi lúc cánh phóng viên cũng rơi vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Thiếu tá Đạt nhớ lại: “Chập choạng tối 30-5, chúng tôi đưa anh em phóng viên VTV1 từ tàu 4032 sang tàu 2016 để cùng tác nghiệp với các phóng viên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên... tiếp cận khu vực giàn khoan. Lúc vừa đưa hai phóng viên xuống tàu thì bất ngờ tàu đầu kéo Trung Quốc phát hiện. Chiếc tàu kéo này tăng tốc hướng về tọa độ mà các tàu Việt Nam đang chuyển người nhằm cản trở, gây hấn. Vì tàu Trung Quốc chạy với tốc độ quá nhanh nên buộc chúng tôi phải giãn đội hình, cho xuồng vừa chở anh em phóng viên chạy song song với tàu. Lúc đó thật sự tình huống rất nguy hiểm vì đêm tối, biển có sóng rất lớn. Nhưng rất may là anh em phóng viên ngồi trên xuồng tỏ ra rất bình tĩnh, cuối cùng chúng tôi cũng đón được họ lên tàu an toàn dù mọi người ướt đẫm. Sau này chúng tôi nghe hai phóng viên đó nói họ không biết bơi”.

HỮU KHÁ

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.