Mưu đồ tạo tiền lệ ở biển Đông
25 Tháng Sáu 2014 10:53 SA GMT+7
Trung Quốc có thể sẽ triển khai thêm giàn khoan để tạo tiền lệ và củng cố cái gọi là “quyền lịch sử” ở biển Đông.

Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam - Ảnh: Độc Lập
Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong 
vùng biển Việt Nam - Ảnh: Độc Lập

Giới chuyên gia quốc tế tiếp tục vạch trần mưu đồ của Bắc Kinh sau gần 2 tháng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam. Cụ thể, trong bài bình luận mới đăng trên tờ Hindustan Times, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Thái Lan Pinak Ranjan Chakravarty khẳng định Trung Quốc đã khiêu khích Việt Nam bằng cách triển khai giàn khoan Hải Dương-981.

Ông Chakravarty cảnh báo: “Quyết định hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc xuất phát từ động cơ địa chính trị, không chỉ đơn thuần là khoan dầu. Đó là một động thái có tính toán nhằm thử phản ứng của Việt Nam, ASEAN và cộng đồng quốc tế”. Trong khi đó, nhà phân tích Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài DW (Đức) cho rằng lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam là đưa vụ giàn khoan Hải Dương-981 lên Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) có trụ sở ở Hà Lan. Ông nhận định Trung Quốc sẽ bị tổn hại về danh tiếng nếu phớt lờ phán quyết của ITLOS có lợi cho Việt Nam.

Trong lúc bị cộng đồng thế giới chỉ trích về vụ giàn khoan Hải Dương-981, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa thêm 4 giàn khoan xuống biển Đông. Tuy những giàn khoan mới này không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như vùng tranh chấp với nước khác, giới chuyên gia vẫn cảnh báo về động thái mới của Bắc Kinh.

Chuyên gia Storey cho rằng bằng cách đưa thêm giàn khoan, Trung Quốc đang tạo ra “tiền lệ” ở biển Đông và cảnh báo Bắc Kinh có thể triển khai thêm nhiều giàn khoan xuống biển Đông trong tương lai. Nhà phân tích Storey nhận định Trung Quốc đang công khai với các nước láng giềng rằng họ muốn củng cố cái gọi là quyền lịch sử đối với nguồn tài nguyên biển, như dầu khí và thủy sản trong “đường lưỡi bò”, vốn bị xem là không phù hợp với Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS). Ông Storey còn cảnh báo qua việc triển khai giàn khoan, Trung Quốc còn muốn củng cố quyền tài phán ở biển Đông.

Quốc tế cần nêu quan ngại

Trước những hành động bành trướng nói trên của Trung Quốc, chuyên gia Storey cho rằng các nước thành viên ASEAN khác có thể làm như Việt Nam là lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút các giàn khoan. Ông đề xuất thêm: “Cộng đồng quốc tế cần nêu quan ngại với Trung Quốc rằng những hành động đơn phương và khiêu khích như thế gây nguy cơ làm tổn hại đến ổn định và hòa bình khu vực. Cộng đồng quốc tế cũng nên tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do đi lại và Trung Quốc cần đưa ra tuyên bố chủ quyền phù hợp với UNCLOS”.

Trong khi đó, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Thái Lan Chakravarty cảnh báo sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể không mang tính hòa bình, nên ông cho rằng các nước châu Á cần liên kết để phát triển một cấu trúc an ninh ổn định. Ông còn đề xuất Ấn Độ nên phát triển sức mạnh quân sự và chuyển sang hợp tác tới Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ và ASEAN, đồng thời không nên trì hoãn chiến lược “Hướng Đông” của mình.

 

Trung Quốc tập trận, gây gián đoạn hàng không

Trong mấy ngày qua, một số hãng hàng không thương mại phải hoãn hoặc hủy nhiều chuyến bay trên tuyến đi qua biển Hoa Đông do quân đội Trung Quốc tăng cường tập trận ở khu vực, theo tờ Minh báo ở Hồng Kông.

Cụ thể, kể từ ngày 19/06, nhiều hãng hàng không báo cáo về tình trạng gián đoạn chuyến bay ở các tuyến bên trong và xung quanh Quân khu Nam Kinh, vốn bao phủ Thượng Hải và các tỉnh miền đông của Trung Quốc như Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và Giang Tây. Trong đó, tuyến bay Hồng Kông - Thượng Hải bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với ít nhất 65 chuyến bị hủy hoặc hoãn trong ngày 21/06. Đã có hơn 10.000 hành khách được cho là bị ảnh hưởng trong mấy ngày qua, trong đó nhiều người phải chờ tới 20 giờ, nhưng mỗi người chỉ được bồi thường 100 USD, theo Minh báo. Cũng theo báo này, Quân khu Nam Kinh đang thực hiện nhiều cuộc tập trận, trong đó có diễn tập bắn đạn thật trong đêm, nhằm tăng cường khả năng tác chiến trong các điều kiện phức tạp.

Còn không quân Trung Quốc thì được cho là diễn tập cất cánh và kiểm tra khả năng cứu hộ trong các môi trường biển. Quân đội Trung Quốc hiện tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn trên khắp 7 quân khu ở nước này.

Minh Trung

 

Trung Quốc là “mối đe dọa quân sự”

Đó là cảm nhận của nhiều người dân Hàn Quốc, theo kết quả của một cuộc khảo sát được công bố ngày 24/06. Cụ thể, trong số 1.000 người Hàn Quốc được hỏi, có 66,4% trả lời rằng sự bành trướng của Trung Quốc là mối đe dọa quân sự đối với Hàn Quốc, theo hãng tin Yonhap.

Trong số người xem Trung Quốc là mối đe dọa thì có tới 45% đưa ra lý do chính là Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, và 25% cho là do căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, chỉ có 19,1% cho rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa và 14,5% trả lời “không biết”. Cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu chính sách châu Á ở Hàn Quốc đặt hàng và do một công ty chuyên về khảo sát thực hiện từ ngày 07 - 09/05.

Văn Khoa

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.