Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Sốt sắng để thăm dò
25 Tháng Sáu 2014 11:05 SA GMT+7
Ngày 20/06, sau cuộc gặp tại Phòng Bầu dục với Thủ tướng New Zealand John Key, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hối thúc Trung Quốc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật pháp quốc tế và tránh leo thang căng thẳng.

Ông John Key cũng bày tỏ quan điểm tương tự khi đề cập tới vấn đề này. Trước đó (19/06), tờ Philstar dẫn tuyên bố của Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ), Trung Quốc phải có trách nhiệm đặc biệt trong việc duy trì luật pháp, quy tắc và chuẩn mực quốc tế mặc dù có những bất đồng với các nước láng giềng. Theo ông Didier Reydes, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Bỉ, các bên liên quan cần đi đến giải pháp hòa bình thông qua đàm phán. Thượng nghị sĩ Australia Scott Ryan cho rằng, các bên ở Biển Đông phải tôn trọng và hành động phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Ai đang gây căng thẳng?

Ngày 21/06, Hãng Bloomberg dẫn phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 3 tổ chức sáng 21/06 ở Bắc Kinh của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ không bao giờ đổi lợi ích cốt lõi hoặc nuốt trái đắng làm suy yếu chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình. Tuy không đề cập đến vai trò của Mỹ trong tranh chấp lãnh thổ ở khu vực, nhưng ông Dương Khiết Trì phản đối chiến lược “xoay trục” của Mỹ và đổ lỗi cho Washington gây căng thẳng tại Biển Đông. Đáp lại tuyên bố kể trên, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George Bush, ông Stephen Hadley đã thẳng thắn chỉ trích những hành vi khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông đang khiến các nước láng giềng quan ngại. Ông Stephen Hadley đã ví những hành vi của Trung Quốc gần đây không khác gì thế kỷ XIX, bao gồm những động thái khiêu khích ở Biển Đông và đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông. Đồng thời cảnh báo, tại Trung Quốc hiện tồn tại quan điểm “âm mưu luận” cho rằng, Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đang hợp mưu đối phó với Bắc Kinh và nếu không có Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với láng giềng sẽ tốt hơn nhiều.

Ngày 20/06, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho rằng, không có gì đặc biệt xung quanh sự di chuyển sắp tới của 3 giàn khoan tại Biển Đông bởi đó là những hoạt động bình thường vì nằm ngoài khơi tỉnh Quảng Đông và Hải Nam. Tọa độ của các giàn khoan có thể được tìm thấy trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc. Trang web của Tổng cục An toàn hàng hải Trung Quốc đã công bố vị trí của giàn khoan Nam Hải 2 và 5 (nằm giữa khu vực miền Nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát), còn giàn khoan Nam Hải 4 sẽ đặt gần bờ biển Trung Quốc; Và 3 giàn khoan này sẽ hoạt động vào ngày 12/08. Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Trang Quốc Thổ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn coi động thái này của Bắc Kinh là “di chuyển chiến lược”. Chuyên gia Bộ Quốc phòng Pháp, tướng Pháp Daniel Schaeffer cho rằng, nếu giàn khoan Hải Nam được đưa tới vùng biển của Việt Nam thì quan hệ Việt - Trung sẽ căng thẳng hơn.

Máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản

Trong khi đó, Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia Đông Nam Á và châu Á của Quỹ Khoa học và Chính trị (SWP), Viện Chính trị và An ninh quốc tế Đức, đã bày tỏ bất ngờ trước thông tin Trung Quốc đang kéo giàn khoan thứ hai vào Biển Đông trong thời điểm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa tới Hà Nội. Ngày 21/06, tờ The Diplomat nhận định, căng thẳng trên Biển Đông gần đây dường như đã vượt qua cuộc khủng hoảng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc và Việt Nam đã bị kéo vào cuộc xung đột chính trị tồi tệ nhất trong nhiều thập niên sau khi Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 18/06, giới chức quân sự Philippines cho biết, có 10-12 tàu Trung Quốc đang xâm phạm lãnh hải của Philippines. Tướng Jeffrey Delgado, Tư lệnh Không quân Philippines cho rằng, số tàu Trung Quốc được triển khai ở vùng biển này tùy thuộc vào hoạt động của Bắc Kinh tiến hành trên biển. Còn theo ông Edgar Fallorina, Tham mưu trưởng không quân, dường như Bắc Kinh đang tìm cách củng cố các công trình đã xây dựng tại khu vực tranh chấp. Trước đó (tối 17/06), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định, các hoạt động tăng cường của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp đang leo thang căng thẳng ở khu vực. Ông Albert del Rosario đã chính thức chỉ trích “chương trình đảo hóa” của Trung Quốc ở Biển Đông bởi động thái này đe dọa an ninh và ổn định trong khu vực. Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng từng chỉ trích Trung Quốc có các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông. Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc hiện là nhân tố gây bất ổn trong khu vực.

Tăng cường sức mạnh quân sự

Nguyệt san SAPIO của Nhật Bản số tháng 7 đã đưa ra kịch bản Bắc Kinh đánh chiếm Senkaku/Điếu Ngư và Tokyo phối hợp với Washington phản công tái chiếm lại quần đảo này. Đồng thời cho rằng, mặc dù không thể xem nhẹ thực lực của Hải quân Trung Quốc đang không ngừng được hiện đại hóa, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh của Bắc Kinh chưa được lắp đặt thiết bị phóng tên lửa, còn máy bay không thể cất cánh khi chở đầy vũ khí đạn dược, do đó sức mạnh chiến đấu của hàng không mẫu hạm này không đáng ngại. SAPIO cũng cho rằng, nếu hệ thống bảo đảm an ninh Nhật - Mỹ vận hành bình thường, liên quân Nhật - Mỹ sẽ giành thắng lợi tuyệt đối trong cuộc chiến đoạt lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bởi lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc không có khả năng thách thức quân đội Mỹ trong một cuộc không chiến vì một chiến đấu cơ F-22 của Washington có thể đánh bại 20 chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Bắc Kinh.

Theo nhận định của tờ Shukan Gendai (Modern Weekly), nếu xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì quân đội Trung Quốc sẽ tấn công thành phố Kobe của Nhật Bản đầu tiên bởi tại đây có 2 nhà máy chế tạo và sửa chữa tàu ngầm lớn nhất Nhật Bản. Chuyên gia quân sự Nhật Bản Mitsuhiro Sera cho rằng, việc máy bay chiến đấu của Trung Quốc áp sát máy bay của Nhật Bản ở khoảng cách gần là hành động nguy hiểm rất dễ dẫn đến va chạm và xung đột. Ngày 20/06, tờ Yomiuri Shimbun dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu lực lượng tự vệ đất liền, trên không và trên biển chuẩn bị cho công tác giam giữ tù nhân chiến tranh, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày càng leo thang xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ngày 19/06, tờ Học giả ngoại giao (Nhật Bản) đăng bài của tác giả James R. Holmes đề cập tới cách đối phó với chiến thuật, công nghệ và hành trình của tàu thuyền, máy bay Trung Quốc của Đô đốc Jonathan Greenert, người đứng đầu hải quân Mỹ. Theo đó, bảo vệ đồng minh, tự do hàng hải, tự do bay là lợi ích không thể đàm phán của Mỹ. Đô đốc Jonathan Greenert cũng nhấn mạnh, việc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Á - Thái Bình Dương là triển khai chiến lược “xoay trục” của Mỹ và điều này không phải để bao vây Trung Quốc.

Theo giới truyền thông Philippines, Manila và Washington sẽ tập trận chung từ 26 đến 29/06 gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông và 5 tàu chiến, trong đó có một tàu khu trục tên lửa dẫn đường cùng khoảng 1.000 binh sĩ Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận thường niên “Hợp tác về đào tạo và tăng cường sự sẵn sàng trên biển” (CARAT) này. Động thái này khiến Trung Quốc tức giận. Trước đó (18/06), Trung tướng Jeffrey Delgado, Tư lệnh Không quân Philippines cho biết, tất cả 8 căn cứ không quân hiện có của Philippines sẽ mở cửa cho quân đội Mỹ sử dụng. Tướng Jeffrey Delgado còn cho biết, Không quân Philippines sẽ mạnh hơn khi số máy bay mới (12 máy bay chiến đấu F/A50 “Fighting Eagle” và 8 phiên bản được trang bị vũ khí của trực thăng AW-109 từ liên doanh Anh - Italia AgustaWestland) được bàn giao từ nay đến năm 2018. Đây là nỗ lực hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của Philipines trước hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngày 20/06, Seoul đã tổ chức bắn đạn thật tại quần đảo Dokdo/Takeshima, bất chấp sự phản đối của Tokyo. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, cuộc trận trận ở quần đảo Dokdo/Takeshima là một phần trong hoạt động tập huấn quốc phòng thông thường của quân đội nước này. Nhưng Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga lại “không chấp nhận cuộc tập trận này” bởi vùng tập trận của Hàn Quốc chồng lấn lên khu vực Tokyo tuyên bố chủ quyền xung quanh quần đảo Takeshima/Dokdo.

Những hệ lụy không thể bỏ qua

Ngày 19/06, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố, Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với ASEAN để thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC). Tuyên bố này được đưa ra trước thềm cuộc họp lần thứ 11 giữa ASEAN và Trung Quốc về việc triển khai Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), dự kiến diễn ra ngày 24 và 25/06 tại Bali, Indonesia. Dư luận khá bất ngờ trước hành động sốt sắng này bởi lâu nay Bắc Kinh luôn tìm cách làm chậm quá trình thương đàm COC. Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Laura del Rosario cảnh báo: Manila đã bàn thảo về COC 8 năm nay, nhưng không có tiến triển và Bắc Kinh chỉ miễn cưỡng đàm phán, không muốn thúc đẩy COC.

Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời chuyên gia bình luận quân sự nổi tiếng Vassily Kashin cho rằng, Mỹ có thể rất lo ngại trước thông tin Trung Quốc đang đầu tư một khoản tiền lớn (tương ứng với chi phí chế tạo một tàu sân bay hạt nhân: 5 tỉ USD) để xây dựng trái phép một hòn đảo nhân tạo ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo chuyên gia Vassily Kashin, năng lực quân sự của quân đội Trung Quốc sẽ được tăng cường sau khi đảo đá nhân tạo này được hoàn thành. Nhiều khả năng sau khi có căn cứ mới, Trung Quốc sẽ triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 hoặc S-400 tại khu vực này. Ngoài ra, tại đảo nhân tạo này, Trung Quốc có thể triển khai các loại tàu đổ bộ tấn công nhanh, trực thăng vũ trang và triển khai các đơn vị chiến đấu nhằm hỗ trợ cho tham vọng bá chủ khu vực.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng New Zealand John Key

Theo nhận định của giới chuyên gia và học giả quốc tế, Trung Quốc đang thay đổi phương pháp tiếp cận tranh chấp trên biển từ “phản ứng quyết đoán” sang “đối đầu chủ động, quyết liệt”. Bởi ngoài việc thăm dò dầu khí trên Biển Đông, Trung Quốc còn chở sắt, thép, cát, xi măng tới vùng biển quần đảo Trường Sa, ráo riết xây dựng đảo nhân tạo ở Gạc Ma và cải tạo địa chất ở đảo Chữ Thập nhằm phục vụ ý đồ tăng cường sức mạnh quân sự trên thực địa. Trong bài phân tích đăng trên Tạp chí The Diplomat hôm 17-6, chuyên gia Jin Kai ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CIS) thuộc Đại học Yonsei (Hàn Quốc) cho rằng, kể từ khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc bắt đầu thực thi chiến lược “phản ứng quyết đoán” không những tại biển Hoa Đông, mà cả Biển Đông. Và khi căng thẳng trên biển leo thang, Trung Quốc quyết định “đối đầu chủ động, quyết liệt”. Trước đó (16/06), The Diplomat đã đăng bài viết của Giáo sư Carl Thayer cảnh báo về bước đi kiểu nước đôi ở LHQ của Trung Quốc.

Ngày 19/06, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông qua chiến lược mới nhằm phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, theo đó kêu gọi các công ty trong nước chủ động tham gia vào sự phát triển chung của quốc tế về trang thiết bị quốc phòng, trong đó có máy bay chiến đấu. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, việc mở rộng nền tảng công nghệ để không bị tụt hậu so với phần còn lại của thế giới là vấn đề quan trọng đối với Tokyo.

Theo ông Teshu Singh, chuyên gia phân tích cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hòa Bình và Xung đột (Ấn Độ), việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam là hành động có tính toán và được thông qua với chiến thuật “lát cắt xúc xích”, hay “tằm ăn dâu” hoặc “bóc cải bắp”. Ông Teshu Singh cho rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là phản ứng của Bắc Kinh đối với môi trường chiến lược đang thay đổi tại Biển Đông.

Ngày 20/06, sau cuộc gặp tại Phòng Bầu dục với Thủ tướng New Zealand John Key, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hối thúc Trung Quốc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật pháp quốc tế và tránh leo thang căng thẳng. Tờ The New York Times nhận định, Trung Quốc đang có những bước đi đáng báo động nhằm thâu tóm sức mạnh, độc chiếm Biển Đông và mưu đồ xây đảo nhân tạo có thể phục vụ mục đích tăng cường khả năng do thám, phòng thủ và tấn công ở Biển Đông. Một khi xây xong đảo nhân tạo, Trung Quốc có thể đề nghị quốc tế công nhận vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý tính từ đường cơ sở quanh đảo. Nhưng theo nhận định của Giáo sư các vấn đề hàng hải tại Trường đại học Rhode Island (Mỹ) Lawrence Juda, việc dùng đảo nhân tạo để đòi EEZ là cách làm hoàn toàn trái phép và không thể chấp nhận được. Giáo sư Harry L. Roque Jr. thuộc Trường đại học Philippines coi động thái này vi phạm nghiêm trọng UNCLOS. Bởi UNCLOS quy định, đảo nhân tạo không được coi là đảo nên sự hiện diện của nó không ảnh hưởng đến sự phân định ranh giới lãnh hải, EEZ hoặc thềm lục đia.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.