Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Diều hâu và hiếu chiến
03 Tháng Bảy 2014 6:47 SA GMT+7
Việc Ủy ban Phân bổ ngân sách Hạ viện Mỹ nhất trí đưa vào dự toán ngân sách năm 2015 của Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất đổi tên con đường trước Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Washington DC thành đường Lưu Hiểu Ba đã khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận.

Bởi ông Lưu Hiểu Ba mặc dù đang thụ án 11 năm tù tại Trung Quốc, nhưng ngày 08/10/2010 vẫn đoạt Giải Nobel Hòa bình 2010. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh coi đây là “hành động bôi nhọ Trung Quốc và là một trò hề”. Được biết, tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ (25/06), ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương đã khẳng định, việc Trung Quốc dùng vũ lực để thực thi các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển tranh chấp không những gây căng thẳng, mà còn làm sứt mẻ vị thế quốc tế của nước này.

Trung Quốc đang bị “bắt nạt”!?

Ngày 27/06, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Bắc Kinh cần tăng cường phòng thủ biên giới trên biển và đất liền. Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập Cận Bình cho rằng, những yếu kém của Trung Quốc trong quá khứ liên quan đến vấn đề phòng thủ biên giới đã khiến Bắc Kinh bị các nước khác bắt nạt. Do đó, lực lượng quân đội đồn trú ở biên giới cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ đường biên và hành động để bảo vệ chủ quyền trên biển trong khuôn khổ kế hoạch an ninh quốc gia Trung Quốc.

Ngày 29/06, tờ South China Morning Post dẫn lời ông Tập Cận Bình chỉ trích “chủ nghĩa bá quyền” của Mỹ và tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất cứ quốc gia nào độc quyền trong các sự kiện toàn cầu. Cùng ngày 27/06, tờ The Washington Post đăng bài “Liệu bản đồ mới của Trung Quốc có phải là sự mở đầu một cuộc chiến tranh?”, trong đó cho rằng, việc Bắc Kinh phát hành tấm bản đồ mới (10 đoạn thay vì 9 đoạn), tuy không quá bất ngờ đối với các nước láng giềng, nhưng vẫn là một bước đi khẳng định dứt khoát yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi từ trước tới nay.

Cũng trong ngày 27/06, tờ Philippine Star (Philippines) dẫn lời ông Dennis Blair, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, hiện là một chuyên gia về châu Á cho rằng, Philippines, Nhật Bản và Việt Nam không thể ngồi im nhìn Trung Quốc bành trướng và đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Ông Dennis Blair kêu gọi các nước láng giềng nên tận dụng “giới hạn tự đặt ra” của Trung Quốc, để hợp sức chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh.

Ông Dennis Blair, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ

Ngày 26/06, tờ China Daily đăng phân tích của Kim Vĩnh Minh, Viện trưởng Viện Chiến lược biển thuộc Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho rằng, xử lý vấn đề Biển Đông sẽ là chỉ số quan trọng đánh giá liệu Trung Quốc có thể trở thành cường quốc khu vực và cường quốc hải quân hay không. Đồng thời cố tình lập lờ đánh lận con đen giữa khái niệm “vùng đặc quyền kinh tế” ở Biển Đông với “đường lưỡi bò” bất hợp pháp.

Cùng ngày 26/06, trên Tạp chí The National Interest (Mỹ), nhà phân tích Benjamin Schreer thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia nhận định, tình hình trên Biển Đông đang gây ra thách thức nghiêm trọng đối với chiến lược của Australia. Chuyên gia Benjamin Schreer cho rằng, Australia nên can thiệp mạnh hơn vào tình hình Biển Đông nếu các nước ASEAN chưa sẵn sàng.

Cũng trong ngày 26/06, phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân khẳng định, quân đội nước này đã thiết lập chế độ tuần tra sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông, đồng thời ngang nhiên tuyên bố đây là hành động “hoàn toàn hợp pháp và chính đáng” nằm trong sự sắp đặt công tác tổng thể của Trung Quốc. Ông Dương Vũ Quân cũng cho rằng, Bắc Kinh chủ trương đàm phán song phương.

Tranh thủ do thám lẫn nhau

Ngày 26/06, Hạ Nghị sĩ J. Randy Forbes thuộc Ủy ban Vũ khí Hạ viện Mỹ đã phản đối Trung Quốc tham gia tập trận chung Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) bởi theo ông, việc tham gia RIMPAC là dành cho đồng minh, đối tác và các nước khác để thể hiện sự quan tâm của họ trong việc đóng góp vào an ninh trong khu vực; trong khi đó Bắc Kinh đã có những hành vi hiếu chiến nhằm vào các nước láng giềng tại Châu Á - Thái Bình Dương mấy tháng qua. Ông J. Randy Forbes cho rằng, Trung Quốc đã vi phạm quyền tự do hàng hải ở châu Á cũng như không tôn trọng luật pháp quốc tế và cố tình gây căng thẳng trong khu vực. Hạ Nghị sĩ Dana Rohrabacher thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng đồng tình với nhận định của Hạ Nghị sĩ J. Randy Forbes.

Theo ông Rick Fisher, chuyên gia về quân sự Trung Quốc, việc cho phép Bắc Kinh tham gia RIMPAC là cơ hội tuyệt vời cho tình báo Trung Quốc theo dõi hải quân Mỹ tương tác với các đồng minh của mình để rút kinh nghiệm trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Ông Rick Fisher cũng cho rằng, việc trao đổi quân sự Mỹ - Trung thường diễn ra một chiều khi Bắc Kinh hưởng lợi từ những tiến bộ về vũ khí của Washington, còn Mỹ thường bị Trung Quốc từ chối tiếp cận các loại vũ khí hiện đại của mình.

Ông John Tkacik, cựu quan chức Lầu Năm Góc, chuyên gia về Trung Quốc cũng nghi ngờ mục đích Bắc Kinh đồng ý tham gia RIMPAC. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập này. Được biết, Trung Quốc đã điều 1.100 binh sĩ cùng tàu khu trục trang bị tên lửa Hải Khẩu, khinh hạm trang bị tên lửa Nhạc Dương, tàu hậu cần Thiên Đảo Hồ, tàu bệnh viện Peace Ark và 2 trực thăng vận tải tham gia RIMPAC.

Giới chuyên môn cho rằng, Mỹ có thể thăm dò khả năng vũ khí của Trung Quốc thông qua RIMPAC, cũng như thử thách mức độ kiềm chế của Bắc Kinh trên Biển Đông. Trong khi đó, theo nhận định của chuyên gia Kim Xán Vinh, Phó viện trưởng Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc, việc vừa mời Trung Quốc tham gia RIMPAC, vừa tập trận chung với Philippines cho thấy tính hai mặt trong chính sách Trung Quốc của Mỹ. Theo ông Kim Xán Vinh, Mỹ hy vọng thông qua RIMPAC để “chuẩn hóa” hành vi của Bắc Kinh, cũng như “chuẩn hóa” hành vi của quân đội Trung Quốc nhằm tránh hiểu nhầm và đoán nhầm, đồng thời tìm hiểu tiến triển quân sự của nước này.

Đô đốc Samuel Locklear

Sẽ “ăn miếng trả miếng”

Giới quân sự cho rằng, trong khi Trung Quốc cử quân đến Hawaii tham gia RIMPAC, Mỹ lại điều binh đến Biển Đông tập trận chung với Philippines và đây là động thái đáng quan tâm. Ngày 26/06, Philippines và Mỹ bắt đầu tập trận hải quân chung thường niên lần thứ 20 mang tên “Hợp tác sẵn sàng và huấn luyện trên biển” (CARAT) ở Philippines với sự tham gia của khoảng 1.400 binh sĩ Mỹ và Philippines. Phó đô đốc Hải quân Mỹ Stuart Munsch cho rằng, hoạt động đổ bộ lưỡng cư sẽ được tiến hành ngoài khơi Zambales, một tỉnh ven biển nằm trên đảo Luzon của Philippines, cách bãi Scarborough/Hoàng Nham khoảng 100 hải lý.

Ngày 25/06, tại cuộc gặp Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ở Nhà Trắng, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long bày tỏ hoan nghênh chính sách trở lại châu Á của Washington, đặc biệt là những cam kết mạnh mẽ của Tổng thống Barack Obama đối với khu vực. Ông Joe Biden và ông Lý Hiển Long đã thảo luận về những quan ngại liên quan tới hành xử gây bất ổn của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi ông Joe Biden một lần nữa khẳng định chính sách tái cân bằng của Mỹ tại châu Á trong các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế, ông Lý Hiển Long kêu gọi Mỹ sử dụng chính sách thương mại như một yếu tố chính để can dự vào Châu Á - Thái Bình Dương.

Dư luận quan tâm tới nhận định của ông Rommel Banlaoi, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường đại học Miriam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tình báo và An ninh quốc gia của Philippines (CINNS) hôm 25/06 khi cho rằng, Trung Quốc là con rồng đã thức dậy và vươn lên mạnh mẽ. Thoạt đầu, rất nhiều người mong đợi sự phát triển của Trung Quốc sẽ mang lại tác động tích cực cho khu vực và thế giới, nhưng sự thất vọng, hoài nghi và lo ngại đã dần xuất hiện. Nhận định kể trên được ông Rommel Banlaoi đưa ra tại hội thảo “Tình hình an ninh tại Đông Nam Á và khu vực Biển Đông” với sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ các trường đại học và trung tâm nghiên cứu tại Pháp. Giáo sư Rommel Banlaoi còn cho rằng, tình hình bất ổn trong khu vực ngày càng trở nên nghiêm trọng khi Trung Quốc tiếp tục tuyên bố đưa thêm 4 giàn khoan vào thăm dò ở Biển Đông. Ông Rommel Banlaoi cũng nhấn mạnh, chủ nghĩa bá quyền và việc sử dụng vũ lực không thể giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.

Tờ The Washington Free Beacon dẫn báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc cảnh báo, Trung Quốc đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo mới Đông Phong-41 (DF-41, là sự tích hợp của nhiều loại tên lửa hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, bao gồm DF-31, DF-31A và JL-2), có thể cùng một lúc mang nhiều đầu đạn hạt nhân (10 đầu đạn hạt nhân) chỉ trong một lần phóng. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007, giới chức quân sự Mỹ thừa nhận sự phát triển DF-41 của Trung Quốc. Ngoài DF-41, Lầu Năm Góc còn công bố các dữ liệu liên quan tới việc Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, có thể mang tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Không đổi chác “lợi ích cốt lõi”

Ngày 28/06, tờ Eur Asia Review đăng phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila: Biển Đông bùng nổ thành điểm nóng ở Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI bắt nguồn từ hành vi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa (1974) và một phần quần đảo Trường Sa (1988, 1995) của Việt Nam. Để lấp liếm cho hành động này, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách “chủ quyền từ thời cổ đại” đối với 2 quần đảo này, nhưng không đưa ra bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào.

Ngày 26/06, khi phát biểu trước Hiệp hội Hiến pháp Philippines ở thành phố Makati, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg tuyên bố, bản đồ “10 đoạn” mới xuất bản của Trung Quốc không có cơ sở luật pháp quốc tế. Ông Philip Goldberg cũng ủng hộ Manila trong việc phản đối Bắc Kinh thay đổi hiện trạng trên Biển Đông - việc cải tạo bất hợp pháp đảo nhân tạo rõ ràng không được quy định trong UNCLOS. Ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Hải sự và Luật Biển của Trường đại học Philippines cũng coi tấm bản đồ “10 đoạn” của Trung Quốc không có chút trọng lượng nào.

Cần cảnh giác với các loại bản đồ phi pháp của Trung Quốc mới được phát hành

Cùng ngày 26/06, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Edwin Lacierda cũng phản ứng trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Manila và Tokyo “đổ thêm dầu vào lửa” trong căng thẳng khu vực; đồng thời nhấn mạnh, Bắc Kinh mới là kẻ gây rối trong tất cả những cáo buộc nhằm vào Philippines. Ông Roilo Golez, nguyên cố vấn an ninh quốc gia Philippines cho rằng, Manila phải chuẩn bị cho các cuộc xâm chiếm thêm của Bắc Kinh khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố lãnh thổ mở rộng hơn với bản đồ “10 đoạn”. Ông Roilo Golez cũng nhấn mạnh, bản đồ “10 đoạn” lấn gần tới Palawan và vùng tiếp giáp của Philippines.

Ngày 25/06, tờ Thời báo Tài chính Anh dẫn câu hỏi của giới chuyên gia: Tại sao Trung Quốc lại hung hăng, hiếu chiến khi đưa ra yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông? Một số người coi đây là ý đồ muốn gạt hải quân Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Washington thừa nhận, cùng với sự phát triển không ngừng của sức mạnh quân sự, Bắc Kinh sẽ đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực này.

Cũng trong ngày 25/06, khi phát biểu trên kênh truyền hình ABS - CBN, Giáo sư Richard Heydarian ở Đại học Ateneo De Manila (Philippines) nhận định, việc sẵn sàng tham gia đối thoại của Trung Quốc chỉ nhằm tỏ ra không lẩn tránh ngoại giao hay làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh chưa sẵn sàng ràng buộc vào bất kỳ nguyên tắc pháp lý nào. Điều đáng nói là Trung Quốc muốn sử dụng đối thoại để ngăn cản các nước thành viên ASEAN đoàn kết và xây dựng thành công COC.

Ngày 27/06, Tân Hoa xã đưa tin, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua đạo luật sửa đổi nhằm cải thiện việc bảo vệ các căn cứ quân sự, thêm quy định về vùng biển và không phận dưới sự kiểm soát quân sự. Đạo luật sửa đổi của Trung Quốc đã xóa bỏ các định nghĩa về “khu vực cấm quân sự” và “khu vực quân sự quản lý”, đồng thời thêm vào các khái niệm phòng thủ biên giới và trên biển. Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng đạo luật này với các căn cứ quân sự bất hợp pháp ở Trường Sa, gây khó dễ thậm chí khiêu khích tàu thuyền Việt Nam và các nước khác qua khu vực này.

Cũng trong ngày 27/06, Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Akihiro Ota đã gặp Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông nhân chuyến thăm Bắc Kinh (từ 26 đến 28/06). Đây là lần đầu tiên một bộ trưởng Nhật Bản thăm Trung Quốc kể từ khi Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe thành lập hồi tháng 12/2012. Cuộc gặp giữa ông Akihiro Ota với bà Lưu Diên Đông diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh có dấu hiệu “dịu giọng” khi thể hiện lập trường đối với Tokyo trong những tháng gần đây.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.