Giấc mộng Trung Hoa trên "con đường tơ lụa" mới?
26 Tháng Chín 2014 10:12 SA GMT+7
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nhắm đến mục tiêu xây dựng một tuyến đường hiện đại, uốn lượn kéo dài hàng ngàn km trên con đường tơ lụa cổ xưa để thúc đẩy giao thương với châu Âu cũng như hạ “nhiệt” căng thẳng tại khu vực Tây Bắc đầy bất ổn – Tân Cương. Nhưng ông Tập Cận Bình sẽ đi ngược lại những bước chân của nhà thám hiểm Marco Polo – Người đã khám phá ra một con đường thông thương nối phương Tây với Trung Á?


“Con đường tơ lụa mới – tuyến đường sắt nối liền Trung Quốc và châu Âu.

Vẫn là cơn khát dầu…

Xưa kia, nhiều đoàn thương gia băng qua sa mạc Taklimakan trên con đường tơ lụa thường dừng lại nghỉ ngơi ở các ốc đảo. Đi xuyên qua sa mạc đầy cát lớn thứ 2 trên trái đất trong thời hiện đại vẫn để lại cho người ta một cảm giác rùng rợn vì bị tách biệt khỏi thế giới văn minh.

Ngày nay, dọc hai bên con đường sắp mở có rất nhiều mỏ dầu mà người ta có thể phóng dọc, hoặc đảo ngang tầm mắt sẽ nhìn thấy trên một vùng đất cát rộng mênh mông, giàn khoan dầu hoạt động không ngừng nghỉ, chuyển động lên xuống theo nhịp quay. Nhìn kỹ hơn sẽ thấy những vũng dầu đen chảy tràn trên cát. Dầu đặc quánh đến nỗi bạn có thể viết tên mình lên trên đó.

Trong một chuyến công du đến Trung Á trong năm, ông Tập Cận Bình đã đề nghị các quốc gia trong khu vực cùng chung tay xây dựng “Vành đai kinh tế - Con đường tơ lụa” với nhiều đoạn nối giữa châu Á với châu Âu gồm cả đường sắt và hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt.

Trung Quốc cũng cam kết hỗ trợ tài chính và tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, an ninh và hợp tác năng lượng với các nước: Turkmenistan, Kazakstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Tầm nhìn của ông Tập Cận Bình được nhắc lại tại Hội nghị G-20 ở Saint Peterburg và Hội nghị Tổ chức hợp tác Thượng Hải ở Bishkekik Kyrgyzstan vào năm ngoái.

“Con đường tơ lụa mới” này là tuyến đường bộ duy nhất – lớn nhất nối từ Trung Quốc đến Trung Á trên đường tiến vào châu Âu. Bằng cách làm như vậy, ông Tập Cận Bình hy vọng nhắm đến đích tăng cường phát triển kinh tế đồng thời làm nguội phong trào ly khai ở Tân Cương, bảo vệ tài nguyên môi trường với các nước láng giềng (?) và giảm phụ thuộc xuất, nhập khẩu hàng hóa dựa vào đường biển.

Khối lượng thương mại giữa Trung Quốc với các quốc gia nằm ven con đường Tơ lụa mới chiếm hơn 1 ngàn tỉ USD tức ¼ giao dịch ngoại thương của nước này. Hơn 10 năm qua, khối lượng thương mại thường niên giữa Trung Quốc với các quốc gia Trung Á tăng 19%. Năm tới, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 10 ngàn tỉ USD hàng hóa, đầu tư nước ngoài sẽ hơn 500 tỉ USD, số lượng du khách ra nước ngoài đi du lịch, nghỉ dưỡng sẽ lên đến 500 triệu người, các nước láng giềng và các nước dọc con đường tơ lụa mới sẽ được hưởng lợi đầu tiên.

Con đường tơ lụa mới dường như là một dấu hiệu thịnh vượng cho một số người, nhưng đối với một số người khác nó còn hơn một “lời nguyền”. “Dầu có thể là nguyên nhân cho mọi bất ổn ở Tân Cương. Trước khi có dầu, chúng tôi sống ở đây trong bình yên. Ngày nay cuộc sống đó đã bị đảo lộn”, anh Orkesh, một người dân tộc Duy Ngô Nhĩ cho biết.

Theo một số báo cáo, Chính sách phát triển kinh tế của chính phủ Trung Quốc ở khu vực Tân Cương chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng và khai thác năng lượng. Mặc dù có trữ lượng khí đốt và dầu mỏ lớn nhất Trung Quốc, Tân Cương vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất của nước này.

Tình trạng bất ổn chính trị tràn lan, các nhóm tôn giáo, dân tộc thiểu số ngày càng đối đầu quyết liệt với chính quyền Bắc Kinh. Công nhân người Hán đổ nhào đến Tân Cương như một phần “chính sách hòa hợp” dân tộc của Chính phủ Trung Quốc đã khiến những thành phần cực đoan người Duy Ngô Nhĩ quyết sống chết phản đối trong nhiều năm.

“Quả thật rất tham vọng nhưng người Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức”, ông Raffaello Pantucci, một nhà phân tích an ninh – chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc nhận xét. Thách thức trước mắt: Tạo ra sự phát triển kinh tế với ý định bình ổn khu vực Tân Cương đầy biến động.

“Thậm chí ngay cả khi các chiến lược mà Chính phủ Trung Quốc đang cố thực hiện, họ sẽ mất rất nhiều năm để ứng dụng vào thực tiễn. Điều này có nghĩa tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn kể từ khi người dân không nhìn thấy lợi ích trực tiếp, trong khi dòng người lao động nhập cư sẽ tiếp tục tăng lên”.

Người dân tộc thiểu số cảm thấy bị phân biệt đối xử trong thị trường lao động và hướng nghiệp. Nhiều người dân, gồm cả người Hán và người Duy Ngô Nhĩ khẳng định: Có một công việc ổn định, lương cao trong các doanh nghiệp năng lượng do nhà nước quản lý là việc hầu như không thể đối với người Duy Ngô Nhĩ, đặc biệt là phụ nữ.

Giáo sư John Lagerkvist, một chuyên gia về Trung Quốc hiện đang giảng dạy tại Học viện Quan hệ Quốc tế Thụy Điển cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cả “củ cà rốt cà chiếc gậy” đến nay cần phải sử dụng để ổn định Tân Cương. “Khó khăn ở chỗ là củ cà rốt cùng chiếc gậy đã bị biến đổi bởi những tác động mang tính địa phương mà giới lãnh đạo ở Bắc Kinh khó có thể kiểm sóat. Quả vậy, chiếc gậy thọc quá mạnh và củ cà rốt chưa đến được với cộng đồng dân chúng bản địa”, ông giải thích bằng ngôn từ đầy tính ẩn dụ.

Khai mạc hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc, 2013.

“Con đường tơ lụa” thế kỷ XXI của Trung Quốc thật mong manh

Theo báo cáo của Công ty thông tin tình báo Trafort: Bạo lực sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới vì sự di cư của người dân tộc Hán, công nghiệp hóa cùng thị trường bất động sản tăng nhanh sẽ kích động căng thẳng sắc tộc. Một khó khăn khác có liên quan đến các nước láng giềng. Nỗ lực nhằm phát triển những tuyến đường bộ xuyên Trung Á có thể bị khoảng cách địa lý, địa hình, bất ổn chính trị và an ninh gây ảnh hưởng. Chẳng hạn, hành lang thương mại nối giữa Kashgar ở Tân Cương và Gwadar ở Tây Nam Pakistan “sẽ là mục tiêu dễ dàng cho các phần tử ly khai hoặc thánh chiến ngăn cản.

Ông Kerry Brown, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc – Đại học Sydney Australia cũng cảnh báo các quốc gia Trung Á rằng, nên đặt ra nghi vấn nghiêm túc về mặt đối ngoại đành cho Trung Quốc trong những năm tới, mặc dù các bên có mối quan hệ thương mại đang phát triển.

“Đối với Bắc Kinh, sự bất tin tưởng kéo dài thường được tìm thấy ở các đồng minh mới ở họ. Các quốc gia Trung Á đều đang bị các vấn đề quản lý nhà nước và tham nhũng bủa vây, nhiều quốc gia chưa thực hiện chu đáo quy định về luật và quyền con người. Do đó, tình trạng bất ổn trong tương lai đang đến gần” – ông Brown viết trong một bản phân tích về tình hình Trung Quốc. Quan hệ Trung Quốc – châu Âu sẽ dễ bị tổn thương nhất vì sự thay đổi trong quan hệ của Nga với các quốc gia dọc con đường tơ lụa mới. Điều này có thể khiến Trung Quốc bị “ảnh hưởng gián tiếp”.

Cũng giống như đại họa dịch hạch mang tên Thần chết mặc áo choàng đen (Black Death) lấy từ châu Âu sang Trung Quốc qua con đường tơ lụa cổ xưa, thì ngày hôm nay, những “phần tử bất mãn” cùng các tổ chức khủng bố sẽ lợi dụng. Cũng theo báo cáo từ Strafort, vì hàng loạt tuyến đường nối Tân Cương với khu vực Trung Á ngày càng tăng, nên rất có thể mức độ buôn lậu vũ khí và ma túy do tội phạm có tổ chức và “mạng lưới nổi loạn” cầm đầu ở Trung Quốc gia tăng”.

Cũng giống như việc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan, con đường tơ lụa mới sẽ là một bài toán cực khó khiến giới lãnh đạo Trung Quốc đau đầu. Nói chung, các tuyến đường thương mại mới có thể ẩn chứa cả sự sôi động lẫn nguy hiểm. “Con đường tơ lụa mới có thể sẽ là điểm đến của chủ nghĩa thực dụng hẹp hòi chứ không đẹp lãng mạn trong thập kỷ tới, và tham vọng phát triển kinh tế quá nhanh, quá xa sẽ là điều mà Trung Quốc cần phải thận trọng”, ông Brown cảnh báo chính quyền Bắc Kinh.

 

Theo Cảnh sát toàn cầu

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.