Ai phải gánh hệ lụy kinh tế từ biểu tình ở Hongkong?
04 Tháng Mười 2014 6:54 SA GMT+7
Biểu tình bất phục tùng dân sự ở Hongkong - mặc dù mới kéo dài chưa đầy 1 tuần, nhưng đã bắt đầu có tác động không chỉ với đời sống của người dân mà còn cả kinh tế địa phương. Nếu tiếp diễn, biểu tình có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với Hongkong - một trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu châu lục. Nhưng người chịu thiệt hại kinh tế nặng nề nhất do biến động chính trị ở đặc khu này sẽ là Trung Quốc đại lục.

Người Hongkong vẫn đổ ra đường biểu tình phản đối quy định bầu cử lãnh đạo mới

Giao thông ách tắc rối loạn, các hoạt động công cán làm ăn của giới doanh nhân bị gián đoạn chỉ là một vài ảnh hưởng có thể cảm nhận thấy ngay ở vùng lãnh thổ được hưởng quy chế đặc biệt "một nước hai chế độ" của Trung Quốc này.

Những thiệt hại tài chính ngắn hạn ở đặc khu chỉ có 7 triệu dân nhưng lại có tiềm lực kinh tế ngang ngửa với Philippines, Chile, thậm chí cả Ai Cập này cũng đã bắt đầu đo đếm được.

Chỉ số thị trường chứng khoán ở địa phương đã rớt xuống 7,3% ngay trong tháng 9. Một số ngân hàng đã phải tạm thời dịch chuyển trụ sở ra vùng ngoại ô để tránh bị gián đoạn hoạt động do biểu tình. Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế châu Á Gareth Leather của Capital Economics, tình hình rối loạn hiện tại cũng có thể tác động đến giá bất động sản ở Hongkong - vốn đã tăng gấp 2 lần kể từ năm 2009, gây tổn thương cho các ngân hàng có danh mục cho vay bất động sản lớn.

Vẫn theo ông Leather, nếu các cuộc biểu tình kéo dài, "hai ngành du lịch và thương mại – hiện chiếm tỷ trọng 10% GDP của Hongkong, có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Và khi đó, kinh tế Hongkong sẽ rơi vào suy thoái là điều không tránh khỏi".

Tuy nhiên, hậu quả về mặt tài chính trong trường hợp biểu tình lan rộng, kéo dài và trở nên nghiêm trọng mới là điều đáng lo ngại nhất. Bởi Hongkong là một mắt xích quan trọng trong guồng máy tư bản không chỉ ở khu vực châu Á, với hàng trăm tỷ USD mỗi ngày được giao dịch tại đây, qua các thị trường trao đổi tiền tệ, mua bán nguyên vật liệu cơ bản, vốn liên ngân hàng…

Thị trường chứng khoán Hongkong còn được coi là thị trường hoạt động hiệu quả đứng thứ 3 thế giới sau New York và London, đồng thời là nơi niêm yết vốn của các tập đoàn kinh tế trọng yếu của Trung Quốc như: Tập đoàn Dầu khí PetroChina, ngân hàng HSBC, tập đoàn viễn thông China Mobil…

Trong kịch bản xấu nhất, để giải phóng các trục đường huyết mạch thương mại chính, chính quyền Hongkong có thể sẽ phải huy động cảnh sát chống bạo động giải tán biểu tình. Và cũng không loại trừ khả năng quân đội Trung Quốc đồn trú ở Hongkong sẽ can thiệp và việc can thiệp này là hợp pháp, bởi trong thoả thuận chuyển giao năm 1997 có điều khoản chính quyền Hongkong có thể đề nghị quân đội đại lục giúp đỡ trong trường hợp "cần duy trì trật tự và cứu trợ thiên tai”.

Tuy nhiên, đây sẽ là một kịch bản có nhiều rủi ro nhất với hình ảnh của Hongkong – một trung tâm tài chính hàng đầu, vẫn duy trì được môi trường pháp quyền ổn định với các quy định, chính sách về đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, năng động. Khi đó, Bắc Kinh sẽ là người chịu thiệt hại hơn cả, bởi Hongkong vốn được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của Hoa lục. Xa hơn nữa, biến động chính trị ở Hongkong còn có thể kéo theo những hệ lụy không nhỏ với các trung tâm tài chính khác của Trung Quốc như Thượng Hải, Thâm Quyến.

Theo nhà tư vấn tài chính Mark Yeandle của tập đoàn Z/Yen, trong bối cảnh hệ thống tài chính toàn cầu đã kết nối chặt chẽ như hiện nay, các dòng vốn có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng. Sự không chắc chắn về tương lai của Hongkong đương nhiên sẽ giúp Singapore vươn lên, chiếm thị phần ngày càng lớn trong thị trường tài chính châu Á, nhờ chất lượng cuộc sống, triển vọng quốc tế và các chính sách cởi mở cho doanh nhân của đảo quốc này.

Linh Phương

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.