Cuộc chiến năng lượng Nga - EU khó bề giải quyết?
06 Tháng Mười 2014 1:59 CH GMT+7
Ngày 26/09 cuộc đàm phán 3 bên về khí đốt giữa EU - Ukraine - Nga đã diễn ra tại Berlin. Trước đó ngày 22/09, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố sẵn sàng thảo luận với Nga về dự án đường ống dẫn khí đốt mang tên “Dòng chảy Phương Nam”. Những động thái mới của EU có vẻ như muốn làm dịu tình hình căng thẳng, trong bối cảnh Mỹ và EU liên tiếp tung ra các “đòn” trừng phạt nhằm vào Nga. Giới phân tích cho rằng, đây sẽ là cuộc đàm phán rất khó khăn và hồi kết chưa thể đoán định.

“Dòng chảy Phương Nam” và an ninh năng lượng

“Dòng chảy phương Nam” là dự án đường ống dẫn khí đốt do Tập đoàn Khí đốt quốc gia Nga - Gazprom và Tập đoàn Năng lượng ENI của Italia cùng khởi xướng năm 2012, nhằm vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu. Đường ống dẫn khí đốt này có thể vận chuyển khoảng 63 tỉ m3 khí đốt/năm khi dự án được hoàn thành vào trước năm 2017.

Đường ống vận chuyển khí đốt sẽ xuất phát từ Nga qua Biển Đen tới Bulgaria, sau đó chia thành hai nhánh, một nhánh hướng về phía tây bắc tới Áo, nhánh còn lại hướng về phía nam tới Hy Lạp và tiếp đó đi sang phía tây tới miền Nam Italia. Thông qua hệ thống đường ống dẫn khí đốt này Nga có thể cung cấp khí đốt cho EU mà không cần phụ thuộc vào Ukraine.

Được biết, hiện nay Ukraine là trạm trung chuyển trọng yếu nhất để Nga cung ứng năng lượng cho EU. Vào khoảng 80% lượng khí đốt mà Nga xuất khẩu sang châu Âu đều phải vận chuyển qua Ukraine. Những tranh chấp khí đốt Nga - Ukraine trong mấy năm gần đây đã gây ra sự gián đoạn khí đốt cho khách hàng phía tây. Do đó, Nga hy vọng khi “Dòng chảy Phương Nam” hoàn thành có thể giảm sự phụ thuộc vào quốc gia trung chuyển khí đốt.

Về mặt chiến lược, dự án “Dòng chảy phương Nam” được xem là một phần trong kế hoạch “gọng kìm” của Nga nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với thị trường khí đốt châu Âu và đặt nền móng cho một cơ chế đảm bảo an ninh năng lượng tại châu Âu. Nga đã ký các thỏa thuận liên Chính phủ với các nước Bulgaria, Serbia, Hungaria, Hy Lạp, Slovenia, Áo và Croatia để tiến hành xây dựng những phần trên bờ của dự án.

Được biết, từ lâu Ủy ban châu Âu đã tìm cách cản trở dự án “Dòng chảy Phương Nam” với lý do dự án này vi phạm “Gói năng lượng thứ ba” của EU. Theo quy định của Châu Âu, hệ thống đường ống dẫn khí đốt của EU không thể thuộc những nước trực tiếp xuất khẩu khí đốt. Nhưng Moskva lại luôn khẳng định dự án xây dựng mạng lưới khí đốt “Dòng chảy Phương Nam” không đi ngược lại với những quy định của châu Âu.

Nước đi trên bàn cờ chiến lược

Ngay từ khi dự án “Dòng chảy phương Nam” bắt đầu thực hiện, giới phân tích đã nhận định đây là “nước cờ của Nga” trong vấn đề năng lượng khiến EU buộc phải coi Moskva như là một nhà cung cấp nhiên liệu không thể thiếu. Nhưng động thái mà EU bất ngờ đồng ý đàm phán về dự án này khiến dư luận quan tâm và đặt câu hỏi, vấn đề có ý nghĩa thực sự là như thế nào và triển vọng của cuộc đàm phán sẽ đi tới đâu.

Bài toán an ninh “năng lượng” trong nhiều năm qua luôn là vấn đề khó đối với cả Nga và EU, với tư cách nhà cung cấp và khách hàng cực lớn. Tuy nhiên, không phải là quan hệ thị trường thuần túy mà ở đây còn là bài toán với những biến số “chính trị”, bắt nguồn từ các mối quan hệ 3 bên (Nga - EU - Ukraine) luôn gặp “sự cố”, nhất là cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra từ những năm gần đây.

Trong động thái trừng phạt Nga mới đây, EU đã yêu cầu các quốc gia thành viên đóng băng các thỏa thuận đã ký với Nga về dự án này. Đây cũng chính là một tác động quan trọng để tháng 8 vừa qua Bulgaria tạm ngừng thỏa thuận đã ký với Nga về việc triển khai dự án này. Đặc biệt, trong một nghị quyết được thông qua tại nghị viện châu Âu kêu gọi giới lãnh đạo EU hủy bỏ các thỏa thuận với Nga.

Do “Dòng chảy Phương Nam” với một loạt thỏa thuận liên chính phủ đã được Nga ký với các quốc gia liên quan để tiến hành xây dựng những phần trên bờ của dự án vẫn đang rất cần giảm áp lực từ EU thì mới có thể “khơi thông dòng chảy” và đến đích cuối cùng.

Cuộc chiến năng lượng Nga - EU khó bề giải quyết?

Trong sự đan xen lợi ích với Nga nên quá trình EU đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga đã diễn ra rất khó khăn vì quan điểm lợi ích khác nhau nên các thành viên EU không đạt được sự đồng thuận. Vì thế EU luôn để ngỏ khả năng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt từng phần hoặc hoàn toàn, phụ thuộc vào tình hình diễn biến ở Ukraine. Đây được coi là giải pháp “mềm” để các nước có nhiều lợi ích gắn với Nga có thể chấp nhận.

Trong cuộc họp lần thứ 12 của Cộng đồng năng lượng châu Âu (16/09) tại Kiev, Cao ủy châu Âu về năng lượng Gunther Ettinger đã phản đối biện pháp trừng phạt về lĩnh vực khí đốt của Nga, ông cho rằng mối quan hệ của EU với Nga nên thực dụng và dựa trên lợi ích chung. Đây là tín hiệu tốt có thể góp phần đưa 3 bên vào bàn đàm phán để tháo gỡ cuộc “đối đầu” về năng lượng Đông - Tây.

Theo giới phân tích, sự nhượng bộ bất ngờ của EU về đàm phán “Dòng chảy Phương Nam” có thể là kết quả của sự “ngấm đòn” trừng phạt theo kiểu “lấy đá ghè chân mình” của EU, nhất là khi một mùa đông băng giá đang tới gần. Được biết, hiện EU đang tiêu thụ khoảng 500 tỉ m3 khí đốt/năm và sẽ tăng thêm 250-300 tỉ m3 khí đốt/năm trong vòng 25 năm tới. Trong khi, Nga cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu.

Với công suất chuyên chở lên đến 55 tỉ m3 khí đốt/năm, có thể đáp ứng gần 10% nhu cầu về khí đốt tại EU. Do đó, “Dòng chảy Phương Nam” không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu năng lượng của châu Âu, mà còn giúp tăng cường an ninh năng lượng cho châu Âu bằng cách đa dạng hóa các hành trình vận chuyển, khiến cho việc cung cấp khí đốt cho châu Âu ổn định hơn nhờ việc mở ra thêm một tuyến đường mới an toàn hơn. Khiến cho sự phụ thuốc của EU vào Nga về năng lượng ngày càng tăng là khó tránh.

Theo giới nghiên cứu châu Âu, EU có thể thay thế khí đốt bằng dầu lửa, năng lượng hạt nhân hoặc các dạng năng lượng khác, tuy nhiên tất cả những phương pháp này đều gây tổn hại đến kinh tế, môi trường sinh thái, chính trị và nhất là tình huống bất ngờ khi giá năng lượng tăng cao có thể tiêu tốn của EU khoảng 264 tỉ USD như đã từng xảy ra.

Tuy nhiên, đàm phán chưa phải “chìa khóa” giải quyết cuộc chiến năng lượng giữa Nga và EU bởi thực tế sự ràng buộc về năng lượng và những mâu thuẫn giữa Nga và EU đã khiến vấn đề này chưa thể sớm đi đến hồi kết. Chính vì thế, người ta đang chờ đợi diễn biến cuộc đàm phán sắp tới tại Berlin (Đức), song kết quả có theo ý muốn của các bên hay không vẫn còn đang ở phía trước.

Hồi kết khó đoán định

Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và EU dường như đang có sự tác động sâu sắc hơn đối với châu Âu so với cuộc xung đột quân sự. Châu Âu thật sự rất lo lắng bởi dù mùa đông đang đến gần nhưng Nga và Ukraine vẫn bất đồng về giá mua bán khí đốt. Nếu cả hai không thể đi đến thỏa thuận, châu Âu có thể sẽ chìm trong giá lạnh khi mùa đông đang đến, theo đúng nghĩa đen của từ này. Vì thế, giới phân tích cho rằng, cuộc đàm phán 3 bên (Ukraine, EU, Nga) sắp diễn ra tại Đức là cuộc đàm phán rất khó khăn, không dễ dàng được thông qua với các lý do sau:

Một là, ngày 01/08 vừa qua khi lệnh trừng phạt mới của EU có hiệu lực thì chỉ 5 ngày sau (06/08) Nga đã lập tức trả đũa, khiến “cuộc chiến” thương mại EU - Nga đã thực sự bắt đầu. Mặc dù mỗi bên đều lựa chọn mục tiêu nhằm làm thiệt hại cho đối phương nhiều hơn là thiệt hại cho chính bản thân mình, nhưng trên thực tế hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế toàn cầu đã hội nhập ngày càng sâu rộng, nhất là sự đan xen của hai thị trường EU - Nga thì việc cân đong, đo đếm thiệt hơn chỉ là tương đối. Tuy nhiên, điểm yếu chí mạng của Ukraine, EU là năng lượng, nhất là khi mùa đông đã cận kề.

Hai là, Nga biết chắc chắn rằng việc Ukraine, EU khỏa lấp sự thiếu hụt năng lượng như họ đã tuyên bố chỉ là trước mắt và tạm thời. Việc khai thác các thị trường khác ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ lại cần có thời gian và với giá cả bao gồm cả vận chuyển sẽ cao hơn so với mua từ Nga. Vì thế, đây là “con bài” để Nga tạo sức ép đối với Ukraine và EU, mặc dù hai “đối tác” có vẻ muốn xuống thang thông qua cuộc đàm phán lần này. Mặt khác, Nga cũng đã tìm ra “lối thoát” cho mình trước khi bị Mỹ và EU siết chặt lệnh cấm vận bằng việc ký hàng loạt các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là các hiệp định về bán năng lượng.

Một trong những giải pháp chiến lược “hướng Đông” là ngày 1/9, Tổng thống Nga Putin đã tham dự buổi lễ khởi công dự án lớn nhất thế giới, xây dựng đường ống dẫn khí đầu tiên từ Nga sang châu Á mang tên “Sức mạnh của Siberia”, cung cấp khí đốt cho vùng Viễn Đông của Nga, xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước Đông Á. Đây là động thái mạnh mẽ nhất trong quá trình triển khai chiến lược “hướng Đông” để chống lại chiến lược “Đông tiến” của NATO về mặt kinh tế. Đó là lý do khiến cuộc đàm phán không thể dễ dàng thông qua. Vì thế, cuộc chiến khí đốt Nga - EU sẽ còn kéo dài và khó bề chấp dứt trong tương lai gần bởi các lý do:

1. Cuộc chiến khí đốt chỉ là phần nổi của cuộc chiến “Đông - Tây”. Vấn đề cơ bản là NATO vẫn kiên trì chiến lược “Đông tiến” nhằm thôn tính toàn bộ không gian hậu Xôviết thuộc ảnh hưởng của Nga. Ukraine lại là thành trì cuối cùng ngăn cách Nga với EU, nếu Ukraine gia nhập EU, NATO thì không chỉ tên lửa của NATO và cả vũ khí hàng hóa của EU cũng sẵn sàng tấn công Nga, khiến Nga khó bề nhượng bộ.

2. Mặt khác, sau khủng khoảng Ukraine cho thấy, sự phụ thuộc của EU vào Mỹ là quá lớn, nên có nhiều vấn đề của EU buộc phải theo lệnh từ Washington. Với vai trò lãnh đạo phương Tây, Mỹ rất quan ngại việc EU ngày càng phụ thuộc vào kinh tế năng lượng từ Nga và ảnh hưởng của Nga ngày càng lớn trong các đồng minh châu Âu của mình. Vì thế, EU khó bề nhượng bộ Nga trong việc sớm gỡ bỏ những cấm vận vừa mới ban hành, nhất là những danh mục thuộc công nghệ, vũ khí và năng lượng.

Tuy nhiên, trên thực tế “cấm vận lẫn nhau, hai bên cùng thiệt”. Trong bối cảnh kinh tế cả Mỹ và EU đều khó khăn, thậm chí còn không giữ được mức phục hồi mới nhen nhóm hồi cuối năm ngoái, chưa kể đến việc cuộc chiến chống IS ở Trung Đông vừa mới triển khai. Vì thế, giới phân tích dự báo, có thể có sự nhượng bộ lẫn nhau ở mức độ nào đó, nhưng chỉ có thể đạt được vào các cuộc đàm phán sau ngày 26/09/2014.

Nguyễn Nhâm

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.