Tokyo và nỗ lực tăng ngân sách quân sự
07 Tháng Mười 2014 8:20 SA GMT+7
Đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Nhật Bản bắt đầu “giải phóng bản thân” khỏi những hạn chế lịch sử quân sự để xây dựng một quân đội tốt hơn cho an ninh quốc gia.

Đủ sức mạnh tấn công

Hiến pháp Nhật được ban hành năm 1947 khi Nhật bị chiếm đóng bởi lực lượng Đồng minh trong bối cảnh Thế chiến II. Nhật thời quân phiệt đã hành động tàn bạo trong chiến tranh, gồm giết người và cưỡng bức lao động hàng triệu tù nhân chiến tranh và thường dân, nô dịch phụ nữ, tiến hành thí nghiệm gây chết người và tra tấn. Do đó, khi phác thảo Hiến pháp Nhật, Mỹ khẳng định Hiến pháp Nhật bao gồm các quy định hòa bình. Đáng chú ý nhất, Điều 9 quy định rằng, Nhật phải từ bỏ chiến tranh, không sử dụng và đe dọa vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế và tuyên bố từ bỏ quyền duy trì lực lượng vũ trang.

Tokyo và nỗ lực tăng ngân sách quân sự

Thủ tướng Shinzo Abe đã đạt được các mục tiêu ban đầu cho chương trình bình thường hóa quân đội Nhật

Sau Thế chiến II, Nhật Bản chỉ có quân đội chiếm đóng và một lực lượng cảnh sát nhỏ để bảo vệ an ninh nội địa. Đến năm 1950, khi các binh sĩ Nhật tham gia cuộc chiến Triều Tiên, quân đội Nhật về cơ bản là không có khả năng tự vệ. 4 năm sau, Tokyo tạo ra một lực lượng bán quân sự: Cục Phòng vệ. Luật pháp Nhật Bản quy định Lực lượng Phòng vệ chỉ được sử dụng để duy trì phòng thủ, hạn chế triển khai ở nước ngoài và ngăn cản hợp tác phát triển vũ khí với các nước. Các giới hạn này cuối cùng đã giảm. Với hơn 240.000 người, khoảng 400 máy bay chiến đấu, 3 tàu sân bay, 16 tàu ngầm và 47 tàu khu trục, Lực lượng Phòng vệ hiện có thể thể hiện sức mạnh tấn công bên ngoài phạm vi Nhật Bản. Nhiệm vụ của họ đã vượt ra ngoài nhu cầu an ninh quốc gia. Ví dụ, Nhật Bản đã gửi Lực lượng Phòng vệ tới Iraq cho chương trình tái thiết. Và trong năm 2011, Tokyo đã bắt đầu hợp tác sản xuất vũ khí với Washington.

Tuy nhiên, cho đến gần đây, Lực lượng Phòng vệ vẫn bị giới hạn nghiêm trọng. Nhật Bản không thể tiến hành các trường hợp phòng vệ tập thể với nước khác. Ví dụ, mặc dù với liên minh quốc phòng với Mỹ, Tokyo lại bị cấm bắn hạ tên lửa Bình Nhưỡng trong không phận họ nếu tên lửa hướng đến Mỹ chứ không phải Nhật. Ngoài ra, Tokyo cũng bị cấm xuất khẩu vũ khí. Trong khi đó, môi trường an ninh xấu đi những năm gần đây do các mối đe dọa ngày càng tăng. Từ năm 2006, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân, có khả năng phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn Nhật Bản…

Ngân sách quân sự Trung Quốc, theo con số công bố chính thức, đã tăng gấp 4 lần trong thập niên qua (hiện gần 132 tỉ USD), trong khi kinh phí quân sự Tokyo lại giảm trong cùng thời gian (hiện gần 49 tỉ USD). Trung Quốc chi tiêu quân sự nhiều hơn so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam cộng lại. Phát triển khả năng quân sự tấn công mạnh mẽ hơn, Trung Quốc tích cực khẳng định âm mưu kiểm soát Biển Đông, nơi Senkaku được quản lý bởi Tokyo là đối tượng tranh chấp của Nhật Bản và Trung Quốc, nơi là ngư trường phong phú, có trữ lượng dầu khí tiềm năng và là nơi có tuyến hàng hải thương mại quan trọng.

Tháng 01/2013, tàu chiến Trung Quốc đã khóa radar nhắm vào một máy bay trực thăng và tàu khu trục Hải quân Nhật. Tháng 11/2013, Bắc Kinh mở rộng khu vực xác định phòng không phủ rộng phần lớn Biển Đông. Trong một năm tính đến tháng 03/2014, không quân Nhật đã đụng độ máy bay Trung Quốc 415 lần (tăng 36% so với năm trước). Vào tháng 5 và tháng 06/2014, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã chặn máy bay giám sát Nhật trên vùng trời tranh chấp đến mức suýt va chạm. Trong suốt thời gian này, Trung Quốc tiến hành loạt tập trận quân sự mà Hải quân Hoa Kỳ gọi là sự chuẩn bị cho một cuộc chiến chớp nhoáng để chiếm các hòn đảo tranh chấp với Nhật.

Tokyo và nỗ lực tăng ngân sách quân sự

Tổng tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Shigeru Iwasaki và Tổng tham mưu trưởng Quân lực Hoa Kỳ Martin Dempsey trong cuộc gặp tại Mỹ ngày 03/04/2014

Trong bối cảnh trên, Tokyo nghiên cứu sự tụt giảm ngân sách quân sự Washington, sự mệt mỏi chiến tranh của cử tri Mỹ, và sự mở rộng danh sách các cuộc khủng hoảng ở Đông Âu và Trung Đông khiến Mỹ phải can thiệp, bằng cách này hay cách khác… Tất cả đều khiến nguồn lực Mỹ đối với châu Á bị giảm đáng kể. Cục xương khó nuốt Syria rồi sự kiện Crimea và tiếp đó là chiến dịch bành trướng của Trung Quốc, bao gồm loạt sự kiện trục xuất tàu Philippines khỏi vùng tranh chấp bãi cạn Scarborough hoặc đánh chìm tàu cá Việt Nam. Mỹ đã phản ứng ít hơn so với những cam kết của họ. Nhật Bản bắt đầu nhìn thấy một tổng thống Mỹ quá thận trọng khi đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng thế giới. Tokyo buộc phải tự lo.

Năm 2013, Nhật tăng ngân sách quân sự lần đầu tiên trong 11 năm. Thứ hai, vào tháng 12/2013, Nhật thành lập Hội đồng An ninh quốc gia và công bố tài liệu chiến lược đầu tiên, trong đó tập trung việc chống lại Trung Quốc và tăng cường khả năng quân sự Nhật Bản. Thứ ba, tháng 04/2014, Tokyo kết thúc lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và tuyên bố cùng phát triển vũ khí với nước ngoài, như lâu nay với Mỹ. Thứ tư, tháng 07/2014, Nội các Nhật Bản diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp để cho phép Nhật tham gia các chiến dịch phòng vệ tập thể. Động thái này đặt nền tảng cho Lực lượng phòng vệ sử dụng vũ lực ở nước ngoài để bảo vệ đồng minh ngay cả khi Nhật không bị tấn công. Tất cả nhằm mang lại một “phương pháp” mới để chống lại chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc.

Trung Quốc từng bước ép vấn đề chủ quyền lãnh thổ thông qua các hành động khiêu khích dân sự ở mức độ thấp (chẳng hạn sử dụng tàu dân sự để tuần tra, phong tỏa hoặc trục xuất). Năm ngoái, để hỗ trợ cho chiến lược này, Trung Quốc đặt các lực lượng hàng hải dân sự, bao gồm bảo vệ bờ biển, đánh cá và phương tiện giám sát, dưới sự kiểm soát của một cơ quan phi quân sự duy nhất. Để ngăn chặn phản ứng nghiêm trọng của Mỹ, Trung Quốc tránh xung đột cường độ cao (như xâm lược một quốc gia) và chủ yếu giữ quân đội không trực tiếp tham gia các hành động khiêu khích, nếu có, chỉ ở mức độ thấp.

Sự trưởng thành của quân đội Nhật có thể là câu trả lời cho vấn đề Trung Quốc, vì nó có thể tăng cường năng lực quân sự của cá nhân lẫn tập thể, giúp Mỹ có thể tránh trực tiếp xử lý các hành động khiêu khích ở mức độ thấp từ Trung Quốc và dành nguồn lực tập trung vào các mối đe dọa cấp cao hơn. Để thực hiện chiến lược này, quân đội Nhật phải có được thông số hoạt động rộng hơn, từ trên không, đất liền đến hàng hải; phải có khả năng giám sát mạnh để bảo vệ (và có thể lấy lại) các hòn đảo cũng như hỗ trợ các nước láng giềng.

Mối quan tâm của châu Á

Nhật Bản không cần phải mua nhiều vũ khí đắt tiền khi mà ngân sách giới hạn trong khi tình hình kinh tế chưa hồi phục. Từ nay đến năm 2019, Nhật Bản hy vọng có thêm 6 tàu ngầm, 3 máy bay trinh sát, 17 trực thăng Osprey, 52 phương tiện đổ bộ, 4 máy bay tiếp liệu, 7 tàu khu trục hải quân bổ sung, thêm 4 máy bay tuần tra hàng hải và 28 chiến đấu cơ F-35. Nhật cũng tái phối trí các nguồn lực quân sự về phía nam để được gần khu vực tranh chấp với Trung Quốc.

Việc bình thường hóa quân sự của Nhật báo hiệu sự tạo ra một hệ thống liên minh mới ở châu Á. Hòa bình trong khu vực được bảo đảm chủ yếu thông qua các mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ trên một mặt; Nhật Bản và Hàn Quốc trên một mặt khác. Mỹ có thể dựa vào các liên minh hẹp thay vì nuôi dưỡng các mối quan hệ đa phương. Washington và nhiều nước láng giềng Tokyo, bao gồm Australia, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam, đều ủng hộ kế hoạch bình thường hóa quân sự của Nhật Bản. Quan chức chính phủ cấp cao của gần như tất cả quốc gia nói trên đã công khai bày tỏ ủng hộ hành động của Nhật Bản.

Và trong quá trình thúc đẩy Thủ tướng Shinzo Abe trong việc diễn giải Điều 9, hợp tác quân sự giữa Nhật Bản với các quốc gia khu vực đã tăng dần, trong đó có huấn luyện quân sự và viện trợ, phát triển vũ khí chung và bán vũ khí. Thậm chí Đài Loan, nơi có cùng quan điểm Trung Quốc trong một số vấn đề tranh chấp chủ quyền, cũng tỏ ra ủng hộ Nhật. Cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy nói rằng việc Nhật Bản triển khai quân đội từ phòng vệ sang tấn công sẽ làm cho khu vực an toàn hơn. Đài Loan dường như đã không công khai phản đối việc Nhật xây một trạm radar và sắp triển khai quân đội trên đảo Yonaguni, cách 67 dặm từ Đài Loan và 93 dặm từ quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh, Tokyo và Đài Bắc cùng tranh chấp.

Trung Quốc có thể ngăn cản mối quan hệ Mỹ - Hàn Quốc thành một liên minh ba bên với Nhật Bản. Do đó, trong kịch bản đối phó Trung Quốc, Tokyo phải hàn gắn rạn nứt với Seoul. Các nhà quan sát cho rằng, nếu Nhật Bản tỏ ra biết luật chơi, Hàn Quốc cũng nên công khai thừa nhận sự hòa giải của Nhật như một trận chung kết có tỉ số hòa. Các nước châu Á yếu cần cân nhắc có nên cân bằng giữa việc chống lại với việc “nối toa” với Trung Quốc. Nhìn chung, với lý lịch hòa bình của Nhật kể từ sau Thế chiến II, một sự đồng thuận đang hình thành mà quan hệ quân sự gần gũi hơn với một nước Nhật Bản hồi sinh (và đồng minh của Mỹ) là con đường an toàn hơn về phía trước, đối với nhiều quốc gia châu Á hiện nay.

Cao Minh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.