Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Không được sử dụng vũ lực
08 Tháng Mười 2014 6:45 SA GMT+7
Ngày 01/10, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ông Barack Obama đã đánh giá cao vai trò của Bắc Kinh trong các vấn đề quốc tế, đồng thời hy vọng trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới (tháng 11) sẽ có cơ hội trao đổi quan điểm sâu rộng với Chủ tịch nước Tập Cận Bình về việc thúc đẩy hơn nữa tiến trình thiết lập một mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ngoại trưởng Vương Nghị ủng hộ đề nghị của Mỹ về việc hai nước cần tăng cường tối đa hợp tác và thu hẹp bất đồng nhằm xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, cũng như thúc đẩy xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới giữa hai nước.

Lại quan hệ nước lớn kiểu mới

Cũng trong ngày 01/10, ông Vương Nghị đã hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry và bày tỏ hy vọng, Mỹ - Trung sẽ tăng cường lòng tin chiến lược, đặt lợi ích chung giữa hai nước lên trên những bất đồng và giảm thiểu những hiểu lầm. Ông John Kerry bày tỏ sự ủng hộ đối với đề nghị của Trung Quốc về việc xây dựng một mô hình quan hệ song phương kiểu mới giữa các cường quốc; đồng thời khẳng định, Washington không bao giờ tìm cách ngăn cản Bắc Kinh và chiến lược “xoay trục” của Mỹ sang Châu Á - Thái Bình Dương không nhằm vào Trung Quốc.

Được cho biết, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ hội đàm (12/11) tại Trung Quốc sau hội nghị cấp cao APEC ở thủ đô Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng, việc tăng cường hợp tác giữa nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với nền kinh tế lớn nhất thế giới đang khiến những nước hữu quan điều chỉnh chiến lược quan hệ và hợp tác với Mỹ và Trung Quốc.

Trước đó (27/09), khi phát biểu tại cuộc thảo luận thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc sử dụng luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp toàn cầu, nhưng lại cố tình bỏ qua những căng thẳng do Bắc Kinh đang gây ra với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Ông Vương Nghị còn cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào Biển Đông.

Không được sử dụng vũ lực

Ngày 25/09, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear tuyên bố, chiến dịch không kích được mở rộng nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria không có nghĩa chiến lược “xoay trục” của Washington sang Châu Á - Thái Bình Dương sẽ thụt lùi. Đô đốc Samuel Locklear, người chuẩn bị rời ghế Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (là một trong 9 bộ tư lệnh tác chiến liên hợp lớn nhất của quân đội Mỹ với khả năng bao quát trên 50% diện tích thế giới - khoảng 272 triệu km2, gần 60% dân số thế giới, 36 quốc gia và 20 khu vực) cho Đô đốc Harry Harris người gốc Nhật Bản cũng cảnh báo, tuy Châu Á - Thái Bình Dương luôn duy trì trạng thái phát triển hòa bình, thịnh vượng, nhưng điều này không có nghĩa “nhất thành bất biến” bởi khu vực này là nơi triển khai lực lượng quân sự tập trung nhất thế giới.

Cũng trong ngày 25/09, Tạp chí online Yale Global (Mỹ) cho rằng, Biển Đông là vấn đề cốt lõi trong quy hoạch ngoại giao và chiến lược của Mỹ bởi Washington cho rằng, nếu để Bắc Kinh tự tung tự tác tại khu vực này sẽ gây hậu quả chiến lược nghiêm trọng. Mỹ cũng không thể bỏ qua mưu đồ bá quyền của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo giới quân sự, Trung Quốc đang ráo riết thực hiện việc chiếm đóng thực tế trên Biển Đông bằng cách đảo hóa ở khu vực Trường Sa để biến nó thành các căn cứ hậu cần cho hải quân. Ngày 28/09, tờ The Diplomat cho rằng, thung lũng Silicon đang phát triển các công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.

Giới chuyên môn quan tâm tới bài viết “Khủng hoảng Biển Đông: Không thể giải quyết?” của người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu an ninh hàng hải quốc tế (CIMSEC) Scott Cheney Peters mới đăng trên Tạp chí The National Interest (Mỹ). Bởi bài viết đề cập tới một hội nghị mô phỏng vấn đề Biển Đông tại Học viện Nghiên cứu cao cấp các vấn đề quốc tế, thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ. Trong đó cảnh báo: Trung Quốc không mất gì khi phá hoại đàm phán giải quyết hòa bình tranh chấp tại Biển Đông.

Tăng lòng tin chiến lược

Ngày 02/10, tờ India Times đưa tin, lần đầu tiên Tuyên bố chung Mỹ - Ấn đề cập đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông sau khi Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Narendra Modi đều bày tỏ lo ngại xung quanh những căng thẳng tranh chấp lãnh hải tại khu vực này. Tuyên bố chung kêu gọi tất cả các bên tránh sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực - không được sử dụng vũ lực ở Biển Đông và việc này được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh giữa ông Barack Obama với ông Narendra Modi và chỉ sau vài ngày Trung Quốc và Ấn Độ cùng rút quân khỏi khu vực đối đầu ở biên giới.

Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Narendra Modi cũng nhất trí tăng cường hợp tác song phương trong vấn đề an ninh hàng hải để đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực châu Á, đồng thời làm đối trọng mới với Trung Quốc.

Không được sử dụng vũ lực

Tại hội nghị sĩ quan chỉ huy hải quân (mỗi năm tổ chức 2 lần) lần đầu tiên tổ chức trong năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley cho biết, sẽ cố gắng bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của hải quân, cũng như nỗ lực nội địa hóa của lực lượng này - tất cả 44 tàu chiến và tàu ngầm đang chế tạo của hải quân đều được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Ấn Độ. Thủ tướng Narendra Modi từng có chuyến thị sát đặc biệt tàu sân bay INS Vikramaditya, để thể hiện mối quan tâm của ông đối với sức mạnh thực sự của hải quân nước này.

Theo tờ Want China Times và tờ Yomiuri Shimbun, Trung Quốc đang tìm cách xây dựng quân cảng ở Ấn Độ Dương để theo dõi “nhất cử nhất động” của Hải quân Ấn Độ. Việc này diễn ra sau khi một tàu ngầm và các tàu chiến Trung Quốc ghé thăm Sri Lanka, Iran và Pakistan trong tháng 9. Được biết, một tàu ngầm điện-diesel lớp Tống Type 091 đã neo tại cảng Colombo của Sri Lanka (từ 07 đến 14/09) và đây là lần đầu tiên một tàu ngầm Trung Quốc công khai đến một cảng ở Ấn Độ Dương. Và việc này diễn ra trước khi có chuyến thăm Sri Lanka của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngày 25/09, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh xác nhận, Bắc Kinh đã điều một tàu ngầm tới thăm Sri Lanka (lần đầu tiên) và điều này cho thấy, Trung Quốc đang hướng sức mạnh tới Ấn Độ Dương. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai đưa tàu ngầm tới thăm một quốc gia và cũng là lần đầu tiên xác nhận tàu ngầm của mình hiện diện ở Ấn Độ Dương. Theo nhận định của Đô đốc Robin Dhowan, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Trung Quốc đang tìm kiếm đồng minh nhằm bao vây Ấn Độ và nước này sẽ theo dõi nỗ lực bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.

Theo tờ The Hindu, Trung Quốc và Ấn Độ đã hoàn tất việc rút binh lính khỏi biên giới tranh chấp trong ngày 30/09, tạm kết thúc 20 ngày căng thẳng giữa 2 nước ở vùng đông Ladakh. Trước đó (29/09), tờ The Times of India dẫn lời Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Ấn Độ Kiren Rijiju - New Delhi không chấp nhận bất cứ hình thức xâm nhập nào của Bắc Kinh ở biên giới và sẽ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ. Cũng trong ngày 29/09, tờ The Nation của Pakistan cho rằng, chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập Cận Bình đã thất bại.

Ngày 27/09, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý rút quân trên biên giới khu vực dãy Himalaya, kết thúc cuộc đối đầu giữa 2 nước. Thông tin này được Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra sau cuộc gặp hôm 25/09 tại New York, Mỹ. Bà Sushma Swaraj cho biết, quân đội 2 nước đã rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp và việc này sẽ hoàn tất trước ngày 30/09. Trước đó, quân đội 2 nước đã huy động khoảng 1.000 lính ở Ladakh và Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự vi phạm thỏa thuận duy trì hòa bình ở biên giới. Vấn đề biên giới đã được thương đàm nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngày 02/10, tờ Nhật báo Trạm Giang đưa tin, tối 01/10, Hạm đội Nam Hải tổ chức mừng Quốc khánh và tuyên dương “sự tích tàu ngầm 372” với sự xuất hiện lần đầu tiên của Thiếu tướng Thẩm Kim Long với tư cách Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải. Trước đó, ông Thẩm Kim Long là Giám đốc Học viện Chỉ huy hải quân (năm 2011). Thiếu tướng Thẩm Kim Long là người chỉ huy đội tàu chiến Trung Quốc đến Hawaii, Mỹ tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương 2014”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập này.

Theo tờ Want China Times, Trung Quốc đã triển khai tàu Côn Minh (tàu đầu tiên thuộc lớp 052D mang tên lửa dẫn đường) ra Biển Đông từ tháng trước để tham gia diễn tập trong chiến thuật mô phỏng chống tiếp cận/chống xâm nhập. Giới chuyên môn cho rằng, hệ thống tên lửa trên tàu 052D (còn gọi là khu trục hạm Type 052D và được ví như lá chắn Aegis Trung Quốc) cho phép bắn các tên lửa phòng không, tên lửa hành trình hoặc tên lửa đối đất rất nhanh với kỹ thuật nạp đạn được cải tiến và hiện là tàu chiến hàng đầu của Trung Quốc.

Want China Times cho rằng, cuộc tập trận của Trung Quốc nhằm đáp lại cuộc tập trận Valiant Shield của Mỹ và cuộc tập trận Hán Quang của Đài Loan.

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.