Nạn cướp tàu dầu trên biển Đông
08 Tháng Mười 2014 7:14 SA GMT+7
Nạn cướp biển có vũ trang tấn công tàu chở dầu đi qua vùng nam biển Đông đang trở thành nỗi ám ảnh của các hãng tàu biển.

 Nạn cướp tàu dầu trên biển Đông
Lược đồ các vụ cướp tàu dầu ở nam biển Đông từ đầu năm 2014 - Nguồn: ICC-CCS

Trong lúc số phận con tàu Sunrise 689 của Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng chở hơn 5.000 tấn dầu mất tích từ hôm 2.10 còn là điều bí ẩn, thì “khả năng bị cướp biển là rất cao”, một chuyên gia cung cấp dịch vụ theo dõi lộ trình tàu biển nhận định với Thanh Niên. Vị trí cuối cùng theo ghi nhận của website Marinetraffic.com cho thấy tàu đã vượt qua eo biển Singapore, và bắt đầu hòa vào vùng phía nam biển Đông. “Vùng này hiện là điểm nóng của nạn cướp tàu dầu”, chuyên gia nói trên cho biết.

Điểm nóng hàng hải

Vụ cướp gần đây nhất được công bố ở nam biển Đông xảy ra ngày 28/08/2014 tại vị trí gần đảo du lịch Tioman, phía đông Malaysia, khi các tên cướp có vũ trang tấn công một tàu chở dầu của Thái Lan trên đường từ Singapore về nước. Trung tâm thông báo cướp biển (PRC) của Văn phòng hàng hải quốc tế (IMO) đóng tại Kuala Lumpur (Malaysia) cho hay toàn bộ dầu bị băng cướp bơm hết ra một tàu khác, trong lúc thủy thủ đoàn bị nhốt trong phòng máy. Sau khi hút hết dầu, thủy thủ đoàn cùng con tàu được thả và trở về Thái Lan nguyên vẹn. Giám đốc Trung tâm Noel Choong cho hay đây là vụ thứ 10 kể từ tháng 04/2014. “Con số đó là cao bất bình thường. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia trong vùng hợp tác điều tra và ngăn chặn hiểm họa này”, ông Choong nói.

Một trong 10 vụ “đình đám” mà ông Choong nói tới là vụ cướp tàu Orapin 4, cũng của Thái Lan, chở 3.700 tấn dầu đi từ Singapore sang cảng Pontianak thuộc tỉnh Tây Kalimantan trên đảo Borneo của Indonesia ngày 28/05/2014. Mười tên cướp mang theo súng và dao đi tàu cao tốc, bám đuôi và trèo lên tàu Orapin 4, nhốt các thủy thủ vào hầm bên dưới, rồi tắt hệ thống liên lạc trên tàu và bơm hết dầu ra tàu của chúng trong vòng 10 giờ. Con tàu bị bọn cướp cạo sửa tên thành “Rapi” cùng 14 thủy thủ được trả về nước an toàn 4 ngày sau đó, trong khi số dầu trị giá 1,9 triệu USD thì đã “bốc hơi”.

Vùng nam biển Đông, nơi tiếp giáp eo Singapore và eo Malacca nối từ nam Ấn Độ Dương, là một tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới. Mỗi năm có trên 120.000 tàu hàng đi qua tuyến hải hành đảm trách 1/3 tổng giá trị thương mại hàng hải thế giới này. Khoảng 70 - 80% lượng dầu nhập khẩu vào 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đi qua tuyến đường này. Với diện tích rộng lớn và hệ thống an ninh được cho là còn mỏng, vùng biển này đang trở thành “điểm nóng” số một của thế giới về cướp biển, theo một báo cáo hồi tháng 07/2014 của LHQ. Đặc biệt, nạn cướp tàu dầu đang trở thành một “hiện tượng”.

Có sự thông đồng ?

Tạp chí Time hồi tháng 08/2014 đã thực hiện một loạt phóng sự điều tra về nạn cướp tàu dầu ở biển Đông và nghi ngờ có dấu hiệu thuyền trưởng câu kết với cướp biển. Chẳng hạn trong số 11 vụ cướp tàu dầu gần đây, có đến 4 vụ là tàu của hãng Thai International Tankers (TIT) trụ sở ở Bangkok. Orapin 4 là một trong số 4 con tàu của hãng này bị cướp trong vòng 8 tháng, từ 08/2013 - 05/2014. Thuyền trưởng tàu Orapin 4 được tin là vô can trong vụ cướp ngày 28/05/2014, nhưng “tần suất” tàu của hãng TIT bị cướp cao bất thường như vậy nên không khỏi gây nghi ngờ. Chưa hết, ở một số vụ cướp, thuyền trưởng khi được thả ra và có thể khôi phục hệ thống liên lạc đã không báo ngay về cho chủ tàu khiến cơ hội điều tra và vây bắt tàu cướp bị vuột mất.

Ông Nicholas Teo, một cựu chỉ huy trong lực lượng hải quân Singapore, hiện là Giám đốc Trung tâm chia sẻ thông tin của Cơ quan Hợp tác chống cướp biển có vũ trang châu Á (ReCAAP) nhận định các vụ cướp gần đây có quy mô lớn, được tổ chức chặt chẽ và tỉ mỉ như các cuộc đột kích quân sự. Trong một số vụ cướp tàu dầu, ông Teo nói thẳng “Chúng tôi tin rằng có thông tin tay trong”.

 

Nhiều khả năng tàu chở dầu Sunrise 689 của VN bị cướp biển khống chế

Chiều 07/10, đại tá Ngô Ngọc Thu, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển VN, nhận định nhiều khả năng tàu chở dầu Sunrise 689 cùng 18 thuyền viên của Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng (trụ sở tại Hải Phòng) mất tín hiệu liên lạc trên hành trình từ Singapore về Quảng Trị (VN) bị cướp biển tấn công. Các cơ quan tìm kiếm cứu nạn đang tích cực xác minh thông tin này.

Đại tá Ngô Ngọc Thu cho biết phía VN đã chia sẻ thông tin với Trung tâm chống cướp biển, cướp có vũ trang khu vực châu Á và các nước trong khu vực để mở rộng tìm kiếm tàu Sunrise 689. Tuy nhiên, đến 18 giờ ngày 7.10, vẫn chưa có thông tin gì về con tàu này.

Cũng theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, qua tín hiệu vệ tinh của Indonesia ghi nhận được, vị trí cuối cùng của tàu Sunrise 689 trước khi bị mất tín hiệu liên lạc nằm trong vùng biển của Indonesia. Theo quy định quốc tế, Indonesia sẽ là quốc gia chủ trì việc xác minh thông tin, điều tra về sự việc xảy ra đối với tàu Sunrise 689.

L.Quân - P.Hậu

Thục Minh (Văn phòng Singapore)

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.