Tàu Sunrise 689 có thể đã bị cướp
09 Tháng Mười 2014 5:47 SA GMT+7
Số phận con tàu chở dầu của Việt Nam vẫn bí ẩn sau sáu ngày bị cho là mất tích. Khả năng tàu bị cướp biển khống chế vẫn rất cao dù các vụ trước đây cho thấy ít khi tàu bị mất liên lạc dài như thế.
Tàu Sunrise 689 trước khi mất tích - Ảnh do chủ tàu cung cấp

Ngày 08/10, người thân và gia đình các thuyền viên của tàu Sunrise 689 vẫn túc trực tại trụ sở Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng để ngóng chờ thông tin. Tuy nhiên đến tận cuối ngày, tin tức về con tàu này sau sáu ngày mất liên lạc vẫn bặt vô âm tín.

Nếu nhanh chóng vào cuộc, truy lùng, đuổi bắt có thể cứu người và lấy được cả tàu lẫn hàng, biết đâu tàu đang được ẩn náu và hàng chưa thể tẩu tán được
Ông Đào Văn Quảng (giám đốc Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng)

Nỗi lo từ đất liền

Trên những gương mặt của ban giám đốc điều hành, nhân viên công ty và người thân các thuyền viên đều hiện lên vẻ mệt mỏi vì “đã phải phân công nhau trực 24/24 giờ, nhưng đêm qua chẳng ai ngủ được vì mong tin”.

Ông Đào Văn Quảng, giám đốc Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng, không giấu nổi vẻ phờ phạc, uể oải đưa tờ giấy vẽ đường đi của tàu Surise 689: “Lúc đầu, chúng tôi đặt ra nhiều giả định nhưng sau đó loại trừ dần.

Nếu tàu bị đắm thì phải có thông tin báo về như bị va đâm với tàu khác, thời tiết khu vực đó xấu hay dấu hiệu của việc tràn dầu ra bên ngoài gây loang toàn phần tại khu vực đắm vì tàu chở đến 5.226 tấn dầu gasoil. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận được bất cứ thông tin gì nên loại trừ khả năng này.

Ngoài ra, đây là khu vực nhiều tàu thuyền qua lại nên nếu xảy ra đâm va thì có thể thủy thủy được cứu đem về, nhưng hiện giờ không thấy có thông tin.

Trường hợp thứ hai là khả năng thiết bị liên lạc bị hỏng cũng không thể xảy ra, bởi nếu mất liên lạc từ ngày 03/10 thì đến 05/10 là tàu về Việt Nam, lúc đó thủy thủ đoàn có thể điện thoại về bình thường được. Như vậy khả năng lớn là tàu đã bị cướp biển khống chế”.

Ông Quảng cho biết thêm về dấu hiệu để nhận định con tàu này bị khống chế: đường đi của tàu từ Singapore về Việt Nam đã bị lệch 20 độ so với hải trình bình thường.

“Vị trí cuối cùng của tàu trước khi mất tín hiệu ghi nhận được tại điểm 2 độ 57’07”B; 105 độ 24’01”Đ, cách Singapore 125 hải lý, cách Côn Đảo 360 hải lý và gần với một số đảo của Indonesia. Với tọa độ này, tàu Sunrise 689 đã đi chệch 20 độ về phía đông so với đường hành trình về Việt Nam.

Một điều bất thường nữa là các phương tiện thông tin trên tàu được trang bị rất hiện đại gồm hai nút báo động cấp cứu (một ở buồng lái, một ở buồng thuyền trưởng), chỉ cần nhấn một nút báo động là lập tức có tín hiệu báo về.

Nhiều khả năng đây là nhóm cướp rất chuyên nghiệp, các thuyền viên bị khống chế và không ai dám ấn nút để bảo vệ đồng nghiệp trên tàu” - ông Quảng giải thích.

Người thân các thuyền viên tàu Sunrise 689 túc trực tại trụ sở Công ty cổ phần Đóng tàu thủy sản Hải Phòng chờ đợi tin tức - Ảnh: Tiến Thắng

Ba giả thuyết

Theo ông Quảng, thông tin từ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển ngày 08/10 cũng nhận định khả năng lớn tàu mất tích do cướp biển khống chế. Như vậy thì đặt ra ba giả thuyết: có thể cướp biển lấy hàng hóa, sau đó sẽ thả người và tàu; trường hợp hai là cướp hàng và tàu rồi sau đó thả người xuống bè trôi dạt tự do; ba là cướp hàng, cướp tàu và đòi tiền chuộc người.

Theo ước tính sơ bộ, giá trị tàu và hàng hơn 225 tỉ đồng. Ngay sau khi mất liên lạc với tàu, công ty đã có công văn với hai đơn vị bảo hiểm đối tác là bảo hiểm P&I (bảo hiểm toàn phần cho hàng hóa, con người...) và bảo hiểm thân tàu (bảo hiểm hết giá trị thân tàu trị giá 125 tỉ đồng).

“Đặc biệt, công ty đề nghị P&I liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người nên phải vào cuộc cùng các ban ngành giải quyết. Tuy nhiên P&I chỉ giải quyết được khía cạnh dân sự, trong khi cướp biển có đầy đủ vũ trang, vậy nên các cơ quan nhà nước có trang bị vũ trang vào cuộc mới tìm kiếm được tàu Sunrise 689, còn P&I vẫn phải giải quyết về mặt kinh tế.

Công ty cũng liên tục thúc giục bên bảo hiểm P&I vì đây là đơn vị liên quan đến con người nên nếu xử sự không đúng thì có khả năng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, nên phải có những văn bản xác đáng gửi các ban ngành cùng P&I vào cuộc” - ông Quảng nhấn mạnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Vũ Điệp, trưởng bộ phận quản lý khai thác tàu Công ty cổ phần Đóng tàu thủy sản Hải Phòng, cho biết thêm thuyền trưởng của tàu Sunrise 689 là ông Nguyễn Quyết Thắng (33 tuổi, Hải Phòng) từng bị cướp biển Somalia bắt giữ cách đây ba năm.

Vụ việc xảy ra khi ông Thắng đang làm việc tại Công ty Hoàng Sơn, ông Thắng cùng với hơn 20 thuyền viên trên tàu Hoàng Sơn Sun bị bắt giữ trong khoảng tám tháng.

Đề nghị 4 quốc gia hỗ trợ tìm kiếm

Ngày 08/10, Bộ Ngoại giao ra thông báo cho biết nhận được thông tin tàu Sunrise 689 (thuộc Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng) bị mất liên lạc sau khi rời cảng Singapore ngày 02/10, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã có công hàm gửi Đại sứ quán các nước Singapore, Malaysia, Brunei và Indonesia.

Đồng thời cũng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước trên khẩn trương làm việc với cơ quan chức năng sở tại nhằm xác minh, tìm kiếm thông tin về tàu Sunrise 689 trong thời gian sớm nhất.

Theo thông tin từ Trung tâm An ninh hàng hải và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tàu Sunrise 689, số hiệu 3WIP9, IMO 9624196, trọng tải 5.928,9 tấn với 18 thuyền viên do ông Nguyễn Quyết Thắng làm thuyền trưởng đã hoàn tất thủ tục và rời cảng Singapore vào 17g40 (giờ Singapore) ngày 02/10 để về Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi tàu rời Singapore đến nay, Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng, chủ sở hữu của tàu, đã không nhận được điện của tàu gửi báo hằng ngày và hiện tại mất liên lạc hoàn toàn với tàu.

N.V.HẢI

 

THÂN HOÀNG - ĐỨC HIẾU

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.